- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Đồ chơi của trẻ chứa nhiều mầm bệnh và cần được vệ sinh thường xuyên
6 cách vệ sinh đồ chơi cho trẻ loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn
15 mẹo vệ sinh đồ dùng siêu tốc
Mẹo hay giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc trong nhà tắm
6 điều cha mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh lưu hành hàng năm chưa có vaccine dự phòng. Để bảo vệ trẻ trước dịch bệnh tay chân miệng, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chủ động làm sạch đồ chơi của trẻ cả khi ở nhà và ở trường. Đồ chơi là vật dụng được trẻ em sử dụng thường xuyên, thậm chí còn ngậm mút rồi vứt lung tung trên nền đất, hộc tủ... Đây là điều kiện lý tưởng cho nhiều virus, vi khuẩn và nấm mốc phát triển và lây lan, nhất là trong thời tiết nóng ẩm hiện tại.
Vệ sinh đồ chơi vì thế là việc hết sức cần thiết và tùy theo thiết kế, chất liệu của đồ chơi, bạn cần sử dụng các biện pháp vệ sinh, diệt khuẩn khác nhau.
Đồ chơi làm bằng nhựa cứng, đồ chơi trong nhà tắm
Đồ chơi bằng nhựa không chứa pin có thể rửa với nước và xà phòng
Những đồ chơi làm bằng chất liệu nhựa cứng có thể dễ dàng vệ sinh với xà phòng/nước rửa bát. Hàng tuần, cha mẹ chỉ cần pha loãng xà phòng với nước ấm và rửa sạch đồ chơi của trẻ. Với gia đình có máy rửa bát, bạn cũng có thể xếp đồ chơi bằng nhựa cứng vào ngăn trên cùng của máy (gom đồ chơi nhỏ vào 1 túi lưới). Sau đó, chọn chế độ rửa thông thường và sấy khô đồ chơi.
Một số đồ chơi có nhiều lỗ rỗng như vịt cao su, khối xếp hình dễ trữ nước, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vì thế, cha mẹ cần loại bỏ hết nước trong đồ chơi và lau thật khô trước khi cho trẻ sử dụng.
Búp bê bằng nhựa đặc hoặc silicone có thể được lau rửa với dung dịch xà phòng pha loãng hoặc bông tẩm cồn. Bạn có thể gội đầu cho búp bê với dầu gội và phơi khô ở nơi thoáng khí trước khi trả lại cho bé.
Đồ chơi bằng vải, bông
Thú nhồi bông trẻ ôm đi ngủ cần được giặt sạch hàng tuần
Hầu hết thú nhồi bông hoặc đồ chơi bằng vải đều có thể vệ sinh bằng máy giặt. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng trên nhãn mác của đồ chơi. Các loại đồ chơi bằng vải bông nên được vệ sinh 1-2 tuần/lần, thường xuyên hơn nếu trẻ ôm đi ngủ.
Trước khi giặt đồ chơi bằng vải hoặc nhồi bông, bạn nên cho đồ chơi vào túi giặt hoặc 1 chiếc vỏ gối để tránh làm hỏng các chi tiết trên đồ chơi của trẻ. Chọn chế độ giặt nhẹ nhàng, sau đó sấy hoặc phơi thật khô đồ chơi ở chỗ nắng.
Phương pháp giặt bằng máy không thích hợp với đồ chơi chứa pin, có bộ phận bằng kim loại hoặc có thể phát ra âm thanh. Riêng với những món đồ chơi này, cha mẹ cần pha loãng bột giặt/nước giặt với nước, sau đó dùng 1 miếng vải lau từng phần bên vải, bông bên ngoài. Đồ chơi cần được phơi, sấy khô để giữ hình dáng bông xù.
Đồ chơi điện tử
Các nút bấm trên đồ chơi điện tử cần được vệ sinh kỹ càng
Với đồ chơi điện tử chạy bằng pin, bạn cần làm sạch bề mặt của đồ chơi hàng tuần. Khi trẻ có dấu hiệu ốm sốt, đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh hàng ngày để tránh lây cho anh chị em hoặc bạn bè dùng chung đồ chơi.
Bạn cần lấy pin ra khỏi đồ chơi và đóng lại nắp pin trước khi vệ sinh, sau đó dùng khăn vải thấm nước xà phòng pha loãng để lau chùi bụi bẩm bám trên đồ chơi. Những nút bấm, khe kẽ trên thiết bị cần được vệ sinh thận trọng để không dính nước vào các bộ phận điện tử bên trong.
Để loại bỏ mầm bệnh trên đồ chơi điện tử, hãy dùng khăn ướt diệt khuẩn hoặc khăn ướt tẩm cồn, lau toàn bộ thiết bị, sau đó để khô tự nhiên.
Đồ chơi trẻ thường ngậm
Một số dụng cụ, đồ chơi cho trẻ ở tuổi mọc răng thường xuyên được trẻ ngậm, mút. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tới những đồ chơi này, vệ sinh 1-2 ngày/lần. Với đồ chơi chịu nhiệt tốt và không phai màu như silicone, gỗ, cha mẹ có thể tiệt trùng đồ chơi với nước sôi hoặc lau bằng khăn tẩm giấm trắng.
Bình luận của bạn