Chớ thấy bé sơ sinh nặng ký mà mừng

Vậy, bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng thế nào?
Bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai đúng như tên gọi của nó, là một bệnh lý xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Ở Anh, người ta thống kê được rằng có tới 5% sản phụ mắc phải căn bệnh này. Trong đa số các trường hợp, bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ và thường sẽ tự khỏi sau khi sản phụ sinh con.

Bình thường, lượng đường trong máu của chúng ta được kiểm soát nhờ hormone insulin nhưng trong thai kỳ, một số phụ nữ có lượng đường trong máu cao bất thường khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin để vận chuyển đường vào trong các tế bào. Vì vậy, lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng.

Bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai có thể được kiểm soát dựa trên chế độ dinh dưỡng và tập luyện nhưng một số phụ nữ sẽ cần phải được can thiệp y tế để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.


Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng tới thai phụ

Nếu bệnh không được chẩn đoán kịp thời, nó có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sinh nở, chẳng hạn khiến trọng lượng em bé quá lớn so với thể trạng và độ tuổi của sản phụ. Trong y học có một thuật ngữ là “macrosomia” để chỉ những em bé sinh ra có cân nặng bất thường. Tình huống này xảy ra khi lượng đường cao trong máu của người mẹ được truyền sang đứa trẻ khiến bào thai tự sản xuất ra hormone tăng trưởng insulin khiến đứa trẻ to lớn bất thường.

Một số yếu tố nguy cơ của ĐTĐ thai kỳ: - Từng bị ĐTĐ thai kỳ hoặc đã từng bị thai chết lưu hay con nặng cân (trên 4kg hay 4,5kg); - Gia đình có người bị bệnh ĐTĐ; - Tuổi mẹ khi có thai trên 30; - Béo phì hay quá cân, chỉ số khối cơ thể 25 – 30.
Nguy hiểm biến chứng
Thông thường, các biến chứng của đái tháo đường thai nghén hiếm khi nghiêm trọng, vì thế tử vong chu sản (quanh cuộc đẻ) rất thấp. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì có nhiều nguy cơ và biến chứng cho mẹ và thai.

Với trẻ, hiện tượng “macrosomia” có thể dẫn tới tình trạng khó sinh khi đầu của đứa trẻ có thể lọt qua âm đạo nhưng vai bị kẹt trong khung xương chậu của người mẹ. Tình huống này có thể rất nguy hiểm bởi nó cản trở lồng ngực trẻ hô hấp bình thường do bị mắc kẹt.

Ngoài ra, thai nhi phải gánh chịu nhiều biến chứng quan trọng như dị tật thần kinh hay tim; trẻ có trọng lượng lớn nhưng lại không khỏe, vì thế, người ta gọi những trẻ đó là “người khổng lồ chân đất sét”… Biến chứng lâu dài với trẻ là tăng nguy cơ bị quá cân, béo phì và cả đái tháo đường sau này.

Với người mẹ, có nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch và đối diện với khả năng bệnh sẽ chuyển thành đái tháo đường vĩnh viễn… Tiếp theo là dễ gặp các biến chứng như tiền sản giật, đẻ non, mổ lấy thai. Nếu mẹ kèm béo phì thì cũng tăng nguy cơ dị tật tim cho thai.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, đôi khi, thai nghén không phải là nguyên nhân gây ra bệnh mà bệnh đã có từ trước và chỉ được chẩn đoán nhân lúc làm một số thăm dò dành cho phụ nữ mang thai.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ