Mang thai có cho con bú được không?

Nhiều mẹ bầu lo lắng cho con bú sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng

5 loại hạt cực tốt cho các mẹ bầu

Mẹ bầu đừng quên 7 xét nghiệm cần làm khi mang thai!

5 chú ý về tiêm chủng cho trẻ 1 tháng tuổi mẹ bầu cần đọc ngay!

5 loại hạt cực tốt cho các mẹ bầu

Nên hay không nên cho bé bú khi mang thai?

Các bác sỹ sản phụ khoa cho rằng, nên hay không cho con bú khi mang thai phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của người mẹ. Nếu sức khỏe của người mẹ yếu, cho con bú ít có thời gian nghỉ ngơi, dinh dưỡng của mẹ phải phân bố cho nguồn sữa nuôi bé, cho thai và cho chính bản thân mẹ thì hoàn toàn không tốt. Nếu mẹ đủ khỏe vẫn có thể cho con bú bình thường, chỉ có điều việc này sẽ khó khăn hơn vì người mẹ sẽ mệt mỏi hơn khi thai nhi càng phát triển, ảnh hưởng tới việc cho trẻ bú. 

Nên cho trẻ nhỏ bú mẹ từ lúc sinh đến 1 tuổi rưỡi để đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết

Theo khuyến cáo, trẻ nên được bú mẹ từ lúc mới sinh cho đến 1 tuổi rưỡi, để đảm bảo tiếp nhận chất dinh dưỡng cần thiết. Các nghiên cứu khoa học khẳng định, cơ thể người mẹ vẫn tiếp tục sản xuất sữa trong suốt thời gian mang bầu bé tiếp theo. Việc cai sữa sớm cho bé sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như giảm sức đề kháng, thiếu vi chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, nếu bạn là người có tiền sử động thai hay thuộc nhóm có nguy cơ chuyển dạ sớm, bác sỹ có thể đưa bạn vào diện cần kiêng cữ như không được “yêu” hoặc để “núi đôi” bị kích thích. Ngoài ra, động tác bú mẹ kích thích gò tử cung và phần nào ảnh hưởng đến thai nhi. Khi đó, bạn mới không nên tiếp tục cho con bú mẹ để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.

Bé bú sữa non có được không?

Mẹ có thể cho cả 2 bé bú cùng 1 lúc để có thể tận hưởng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ

Khi mang thai đến tháng thứ 4 và 5, bầu vú người mẹ lúc này bắt đầu tiết ra sữa non, loại sữa này rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Điều này khiến mùi vị cũng như lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra – một số trẻ sẽ tự bỏ bú, còn số khác vẫn nhất quyết không bỏ bú. Nếu bé muốn tiếp tục được bú mẹ, không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể mẹ sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa đặc biệt này cho đến khi em bé đang ở trong bụng mẹ chào đời. Như vậy, cả hai bé đều có thể tận hưởng được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ.

Những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú trong thời kỳ mang thai

Tham khảo ý kiến bác sỹ: Khi phát hiện có thai mà vẫn đang cho con bú, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ nếu muốn tiếp tục cho trẻ bú.

Chuẩn bị tinh thần: Khi mang bầu kết hợp với việc cho bé bú bạn sẽ cảm thấy đau đầu vú (do thay đổi nội tiết) rất phổ biến trong thai kỳ. Mặc dù đau đầu vú chủ yếu là do thay đổi nội tiết khi bạn mang thai, nhưng có thể do cách ngậm vú của bé lớn làm bạn đau (đặc biệt là bé đã mọc răng). Hơn nữa, ở tuổi này, em bé đã hiếu động và có thể cũng “manh động” hơn.

Cho con bú khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng: Bà bầu trong trường hợp đang nuôi con nhỏ mà có thai thì phải cần lượng thức ăn nhiều hơn, đầy đủ hơn, thời gian ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì thế trong những tháng đầu, người mẹ cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung acid folic, calci để cung cấp cho thai nhi đang phát triển.

Nên tìm thời gian thích hợp cai sữa cho bé: Nếu người mẹ cho trẻ cai sữa mẹ cũng nên cân nhắc, tìm thời điểm cai sữa thích hợp. Tốt nhất là cho trẻ cai khi chưa sinh em bé để tránh gây tổn thương tinh thần. Vì khi mẹ đã sinh em bé, trẻ có thể cảm thấy bị bỏ rơi, bị giành sự yêu thương nếu lúc này bị buộc phải cai sữa.

Đối phó với các cơn ốm nghén như thế nào?

Để đối phó với các cơn nghén, khi cho bé bú mẹ bầu nên ăn bánh quy hoặc bánh mì để giảm các cơn nghén

Với một số bà mẹ, những triệu chứng ốm nghén có vẻ như trầm trọng hơn nếu đang cho bú. Nếu bạn nằm trong số này, hãy luôn trữ đồ ăn vặt trong tầm tay; Khi bé lớn bú xong, hãy ăn vài chiếc bánh quy hay một miếng bánh mì nướng để giảm các cơn buồn nôn. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể phải tính đến chuyện cai sữa mẹ cho con.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ