Mẹ bầu đừng quên 7 xét nghiệm cần làm khi mang thai!

Hãy đánh dấu lịch xét nghiệm cần làm khi mang thai để nhớ nhé mẹ bầu!

Con dị tật bẩm sinh vì mẹ uống thuốc giảm đau

Dị tật bẩm sinh ở trẻ cần được mổ sớm

4 nguyên nhân có thể gây sảy thai mà bà bầu ít ngờ tới

Bà bầu cần bổ sung acid folic để ngăn ngừa béo phì cho bé

Xét nghiệm máu: Sau chậm kinh

Nhiều người dùng que thử thai bị dương tính giả hay âm tính giả do sai cách sử dụng hoặc que không được bảo quản tốt gây nên bao niềm vui hay nỗi buồn không đáng có. Để biết chính xác xem có mang thai hay không, tốt nhất nên làm xét nghiệm máu đo nồng độ beta-hCG. hCG là chữ viết tắt của Human chorionic gonadotropin – là loại hormone đặc biệt quan trọng, chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai. Bình thường, nếu không có thai, nồng độ hCG trong máu sẽ là 0 – 5.

Kiểm tra CVS: Tuần thứ 10

CVS là phương pháp lấy mẫu lông nhung màng đệm (cung cấp các thông tin có giá trị về gene và nhiễm sắc thể).

CVS có mục đích phát hiện sớm các bất thường của thai nhi, được chỉ định cho những trường hợp có nguy cơ thai dị tật cao, điển hình như người mẹ có tiền sử rối loạn gene, từng sinh con không bình thường, người mẹ trên 35 tuổi.

Đo độ mờ da gáy: Tuần 11 – 13

Bằng cách siêu âm tập trung vào gáy của thai nhi, bác sỹ có thể chỉ ra những nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi (như hội chứng tim bẩm sinh, hội chứng Down…).

Nếu độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Độ mờ da gáy 3,5 – 4,4 mm tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%. Độ mờ da gáy ≥ 6,5 mm, bất thường nhiễm sắc thể có thể lên tới 64,5%.

Siêu âm xem độ mờ da gáy của thai nhi

Triple test: Tuần thứ 15 – 20

Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh hay không (như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh). Bác sỹ sẽ xét nghiệm máu của mẹ (với 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol) để tìm hiểu nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi.

Doulble test: Từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày

Double test là xét nghiệm đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở quý I của thai kỳ. Double test bằng cách lấy máu mẹ, phân tích các chỉ số xét nghiệm (β-hCG tự do và PAPP-A) kết hợp với chỉ số mờ da gáy khi siêu âm để tính nguy cơ mắc bệnh của thai.

Nếu Double test có kết quả dương tính, thai phụ cần phải tiến hành chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai.

Chọc dò nước ối: Tuần 16 - 20

Nước ối chứa các tế bào từ da em bé và các cơ quan trong tử cung của mẹ. Việc chọc ối để xét nghiệm nhiễm sắc thể sẽ biết chính xác thai nhi có bị Down hay không. Bác sỹ dùng một cây kim nhỏ đâm xuyên qua da bụng để rút ra một chút nước ối. Nguy cơ sảy thai sau chọc ối là hơn 1%, bởi vậy, thai phụ nên cân nhắc khi quyết định xem có cần thiết phải chọc ối hay không.

Chọc dò nước ối nhằm phát hiện thai nhi có bị Down hay không

Những phụ nữ mang thai nên được tiến hành chọc dò ối:

- Khi xét nghiệm Double test và Triple test rõ nguy cơ cao thì sẽ làm chọc ối

- Thai phụ trên 35 tuổi

- Tiền sử có thai hoặc sinh con khuyết tật

- Có người trong gia đình bị dị tật bẩm sinh.

Kiểm tra đường huyết: Tuần thứ 25 – 28

Đây là kiểm tra xem liệu mẹ có bị đái tháo đường thai kỳ hay không. Thai phụ sẽ được cho uống đồ uống có đường nhưng không có gas trong vòng 1 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy dung nạp glucose cao, thai phụ cần được theo dõi cẩn thận, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện để kiểm soát. Nếu mức độ đường rất cao thì cần tiêm insulin.

Trẻ có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, quá cân… nên mẹ cần kiểm tra đường huyết theo đúng lịch, hoặc theo chỉ định của bác sỹ.

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ