Năm 2015 phụ huynh sẽ tiếp tục “căng thẳng” với vaccine dịch vụ (Ảnh minh họa)
Việt Nam sẽ tự sản xuất thêm được 7 loại vaccine
Tiêm vaccine phòng dại có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ như thế nào?
Tiêm vaccine rubella bao lâu thì mang thai được?
Phòng bệnh uốn ván: Nên tiêm lại vaccine sau 10 năm
Theo ông Trần Đắc Phu, hiện đang có nhiều gia đình chờ vaccine dịch vụ mới đưa trẻ đi tiêm phòng. Việc chờ đợi này sẽ rất nguy hiểm vì vaccine dịch vụ được dự báo sẽ rất khan hiếm trong năm 2015. Ông Phu cho hay: "Theo thông tin từ nhà cung cấp thì vaccine 5 trong 1 dịch vụ (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib) phải giữa năm mới về 40.000 - 50.000 liều/tháng còn vaccine 6 trong 1 (phòng các bệnh giống 5 trong 1 và thêm bệnh bại liệt) thì phải hết năm 2015 mới có”. Bên cạnh đó, vaccine thủy đậu, vaccine dịch vụ 3 trong 1 và 4 trong 1 có thành phần ngừa ho gà cũng đang ở tình trạng “cháy” hàng".
Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng việc thiếu vacine dịch vụ do các cơ sở tiêm chủng không lập kế hoạch, không đăng ký nhu cầu vaccine từ trước nhưng đến nay nguyên nhân chính là do các nhà sản xuất không cung ứng đủ lượng vaccine so với nhu cầu của người dân. Các nhà sản xuất phải ưu tiên các thị trường lớn, trong khi Việt Nam là thị trường nhỏ, chưa kể gần đây họ gặp khó khăn do phải chuyển địa điểm sản xuất.
Trước tình hình này, ông Phu chia sẻ, Bộ đã yêu cầu các cơ sở phải minh bạch trong cung cấp thông tin về vaccine dịch vụ: Mỗi tháng, mỗi quý có khả năng cung cấp bao nhiêu liều. Từ thông tin đó, người dân có thể đăng ký sớm và nếu hết vaccine có thể chuyển sang tiêm chủng mở rộng.
Hiện chưa có một điều tra đầy đủ, nhưng qua khảo sát thì có nhiều gia đình vì chờ vaccine nên trẻ đã mắc bệnh khi quá lịch tiêm mà chưa được tiêm chủng. Ngoài ra, có nhiều trường hợp các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm chủng những vaccine phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào, nhất là với trẻ dưới một tuổi. Bên cạnh đó, tâm lý lo sợ các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ, sợ trẻ bị ốm, ảnh hưởng đến sức khỏe… nên nhiều gia đình không đưa trẻ đi tiêm mặc dù trẻ không thuộc diện hoãn tiêm.
Do đó, để phòng chống bệnh hiệu quả các bà mẹ khi sinh con cần phải biết các bệnh được dự phòng hiệu quả bằng vaccine, cũng như bổ sung các kiến thức về tiêm chủng, tuân thủ đúng lịch tiêm chủng. Đặc biệt, vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng đều là vaccine tốt nên không nhất thiết phải cố chờ để tiêm dịch vụ cho trẻ, hạn chế nguy cơ mắc bệnh do không đảm bảo đúng lịch tiêm.
Bình luận của bạn