Khi mang thai, phải hỏi bác sỹ những điều này

Quan tâm đến các xét nghiệm cần thiết khi mang thai sẽ giúp bà mẹ giảm bớt những cảm xúc tiêu cực

Mẹ bầu ăn nhiều chất béo sinh con có nguy cơ hen suyễn cao

6 rau, 4 quả không nên ăn nhiều khi mang thai

Các tip giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Làm sao để phát hiện một cách chính xác việc mang thai?

Mang thaisinh con là khoảng thời gian hạnh phúc của tất cả các bà mẹ. 
Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ, các bà mẹ sẽ tìm đến các bệnh viện để theo dõi tiến độ phát triển của em bé và các vấn đề sức khỏe của chính mình.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây cho thấy, không chỉ các bà mẹ sinh con đầu lòng mà cả những bà mẹ đã trải qua một lần sinh có những nhận thức khai nhau về thai kỳ và những dấu mốc nổi bật trong suốt quá trình này.
Trong cuộc khảo sát này, các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi: Bạn mong đợi điều trị trong cuộc gặp mặt với các bác sỹ sản phụ khoa trong suốt thai kỳ của mình. Và hầu hết câu trả lời không khiến họ hài lòng, rằng, những bà mẹ chỉ quan tâm đến sức khỏe của những em bé, sự phát triển bình thường của chúng mà quên mất, chính mình cũng cần được thực sự quan tâm.
Các chuyên gia sản khoa cũng đưa ra những vấn đề bạn cần thảo luận với bác sỹ ngay từ những buổi khám thai đầu tiên.
1. Cảm xúc của bạn
Thường thì ở buổi khám đầu tiên, bạn sẽ quan tâm đến nhịp tim của em bé, đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé mà quên mất rằng, bạn - thai phụ - cũng cần được quan tâm.
Trong những tuần đầu của thai kỳ,  nhiều chị em thường không để ý đến những thay đổi nhỏ về cảm xúc cá nhân. Họ có thể nhạy cảm hơn, dễ xúc động hơn do cơ thể thay đổi, do những mệt mỏi của thai kỳ. Nhiều người cho rằng, khi mới mang thai, chị em sẽ có cảm giác vui sướng, cảm xúc tích cực. Tuy nhiên không phải vậy, cảm xúc tích cực hay tiêu cực vì mệt mỏi, lo lắng đều có những ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ và cả em bé. Do đó, những lời khuyên của các bác sỹ dành cho cả hai vợ chồng trong giai đoạn này sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua.
Đừng vội lo sợ về những vấn đề bạn có thể gặp phải trong suốt thai kỳ. Hãy nói chuyện với họ về cách để phòng ngừa và giải quyết những vấn đề đó. Đặc biệt, hãy hỏi bác sỹ nhiều hơn về tác hại của rượu, thuốc lá... với sức khỏe thai nhi.
Thực tế, những lời khuyên đó sẽ bao gồm cả các vấn đề của lối sống lành mạnh,  những món ăn nên có, các bài kiểm tra sàng lọc trước sinh, lời khuyên cho những cuộc hẹn tiếp theo... Nắm bắt được vấn đề đó, chị em sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong suốt thai kỳ. 
2. Xét nghiệm cần thiết
Thay vì nghe bạn bè nói về điều này, hãy hỏi bác sỹ về mức độ thường xuyên của các xét nghiệm. Có một số xét nghiệm và kiểm tra sàng lọc được khuyến cáo trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, tùy tình trạng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi cũng như những yếu tố nguy cơ mà các xét nghiệm này được chỉ định. 
Do đó, trong những buổi khám thai đầu tiên, hãy trao đổi với bác sỹ của bạn về mức độ thường xuyên của các xét nghiệm, kiểm tra mà bạn có thể phải thực hiện. Ví dụ, với những thai phụ có bệnh tim mạch, đo nhịp tim của mẹ và của bé cần được làm hàng tuần khi bắt đầu có thai, nhưng với những thai phụ không có bệnh tim mạch, chỉ cần đo mỗi tháng một lần. 
3. Chuyển dạ và sinh con
Đây là vấn đề rất quan trọng để bạn có thể hiểu hơn về thai kỳ và giúp họ giải tỏa những lo lắng trong suốt quá trình mang thai.
Cuộc thảo luận này nên được thực hiện vào lần khám thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Theo TS. Levesque - bác sỹ sản khoa tại London (Anh), cho biết, đa phần các thai phụ đều cảm thấy lo lắng nhiều hơn về những dấu hiệu của chuyển dạ, những cơn đau khi sinh con bởi họ được nghe bạn bè, chị, mẹ chia sẻ về những cơn đau này. Do đó, khi bác sỹ chia sẻ với họ về những dấu hiệu chuyển dạ, đâu là lúc họ chỉ cần thư giãn để tăng cường sức lực, đâu là lúc họ cần liên hệ với bác sỹ để đến bệnh viện hay họ nên lựa chọn cách giảm đau như thế nào, lựa chọn vị trí ngồi thoải mái cho em bé ra đời dễ dàng hơn, ngăn ngừa biến chứng ra sao... sẽ giúp họ cảm thấy tự tin, dễ chịu hơn với thai kỳ. "Những cuộc đối thoại này sẽ hỗ trợ các chuyên gia y tế rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe cho bạn và con bạn từ lúc mang thai đến khi sinh nở, chăm sóc sức khỏe hậu sản tại bệnh viện và tại nhà... để từ đó bạn và con bạn có được cuộc sống khỏe mạnh", TS. Levesque cho biết thêm. 
13% phụ nữ cho rằng, thời gian nằm viện sau khi sinh của họ là quá ngắn. Phần lớn trong số này, khi trả lời phỏng vấn, đều cho biết họ không có cuộc nói chuyện thẳng thắn với bác sỹ về thai kỳ của mình.
4. Chăm sóc em bé tại nhà như thế nào?
Tiến sĩ Levesque cho biết: "Sau khi rời bệnh viện cùng con, tất cả phụ nữ nên được hỗ trợ hộ sinh ở nhà. Chăm sóc theo dõi rất quan trọng vì nó cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho bạn và các thành viên trong gia đình khi bạn mới bắt đầu làm mẹ". Điều này nên được thực hiện trong ít nhất 2 tuần sau khi sinh con.
76% phụ nữ được khảo sát cho biết, họ được hỗ trợ bởi những người lớn tuổi và có kinh nghiệm nuôi con, 24% được hỗ trợ bởi một y tá tại nhà và 9% được hỗ trợ bởi một y tá tại phòng khám. Khảo sát này cũng cho thấy, những người được hỗ trợ bởi những y tá cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chăm sóc em bé. Tuy nhiên, tỷ lệ này không hề thay đổi sau khi kết quả khảo sát được công bố.
PV H+ (Theo Huffingtonpost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp