Hồng trà - Thức uống châu Á làm nức lòng người phương Tây (P.2)

90% trà được bán ở phương Tây là hồng trà

Những lợi ích sức khỏe của bạch trà

7 loại thực phẩm chứa đường tự nhiên rất tốt cho sức khỏe

Bị huyết áp thấp nên tránh dùng TPCN gì?

Trà xanh húng quế: Vừa ngon vừa ngừa được ung thư

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Hợp chất tannin có trong hồng trà còn có tác dụng điều trị bệnh dạ dày và đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Polyphenol trong trà cũng đã được chứng minh có tác dụng trị viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích.

Hồng trà giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cải thiện não bộ và hệ thần kinh

Không giống như nồng độ caffeine trong cà phê, lượng caffeine vừa phải trong hồng trà giúp cải thiện não bộ mà không ảnh hưởng đến tim. Các acid amin L-theanine có trong hồng trà cũng có thể giúp bạn thư giãn và cải thiện sự tập trung. Một số nghiên cứu cho thấy thói quen uống trà thường xuyên có thể giúp chống lại bệnh Parkinson.

Tăng năng lượng

Lượng caffeine có trong hồng trà có thể kích thích quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng não và hỗ trợ tỉnh táo. Hợp chất theophylline có trong trà cũng giúp duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh.

Tăng cường sức khỏe răng miệng

Các nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa catechin có trong hồng trà có thể giúp giảm nguy cơ ung thư miệng. Hợp chất polyphenol và tannin có trong trà đóng vai trò như một chất kháng sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng, các chất polyphenol trong trà có thể giúp chống lại các vi khuẩn gây hôi miệng.

Hồng trà giúp tăng cường sức khỏe răng miệng

Tăng cường hệ miễn dịch

Hợp chất tannin có trong trà có khả năng chống lại các virus gây bệnh như cúm, bệnh lỵ và viêm gan. Catechin cũng giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Hồng trà cũng chứa kháng nguyên alkylamine giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Lưu ý khi uống hồng trà:

- Không nên uống hồng trà ngay sau bữa ăn vì acid tanic có trong trà có thể phản ứng với chất sắt có trong các món ăn, gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Tốt hơn hết là uống trà sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.

- Người bị sốt không nên uống trà vì theophylline có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Bệnh nhân loét dạ dày cũng không nên uống hồng trà vì caffeine có trong trà khiến bệnh nặng hơn.

- Phụ nữ đang trong ngày “đèn đỏ” không nên uống trà.

- Người cao tuổi nên uống trà vào buổi sáng để giúp tinh thần minh mẫn hơn và thanh lọc cơ thể hiệu quả mà không ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa.

- Có thể thêm đường khi uống trà, giúp trà ngon hơn và cũng không gây ảnh hưởng đến tác dụng và thành phần của nước trà.

- Không uống hồng trà với sữa vì có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của trà.

- Bà bầu không nên uống hồng trà vì có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B, hạn chế phát triển não bộ và trí nhớ của thai nhi.

Thu Hà H+ (Theo Healthdiaries)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng