Mụn ở người trưởng thành là một tình trạng bệnh lý
Mụn mọc nhiều ở ngực, nên làm gì để hết dứt điểm?
Mặt nạ chuối cho da rạng rỡ
Mọc mụn do bẩn hay do cơ địa?
7 mẹo làm đẹp bằng đá lạnh
Mụn ở người trưởng thành không đơn giản là vấn đề thẩm mỹ
TS. Bethanee Schlosser - Giám đốc Chương trình Sức khỏe Phụ nữ, Đại học Northwestern, bang Chicago, Mỹ cho biết: “Mọi người thường nghĩ rằng mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành chỉ đơn giản thuộc về thẩm mỹ mà không biết rằng đó là tình trạng viêm da mạn tính tái phát liên tục”.
Mụn trứng cá với các thành phần chính bao gồm bã nhờn, dầu, vi khuẩn Propionibacterium acnes (loại vi khuẩn sống trong nang lông gây ra tình trạng viêm) tuy không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe nhưng lại mang đến nhiều vấn đề tiêu cực như sẹo, thâm, rỗ mặt, lỗ chân lông to…, khiến cho sự tự tin của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng.
Một người được chẩn đoán là bị viêm da mạn tính khi có mụn trứng cá (đầu đen/ đầu trắng, mụn bọc…) trong một thời gian dài.
Nguyên nhân
TS. BS Adam Natsheh - Bệnh viện Phụ nữ, Toronto, Mỹ cho biết: “Mụn xuất hiện khi có một sự đột biến của hormone nam loại androgen (cụ thể là testosterone và Dehydroepiandrosterone)”. Đó là lý do tại sao ở tuổi dậy thì, mụn trứng cá lại “yêu quý” các chàng trai nhiều hơn những cô gái. Đến tuổi trưởng thành, khi các androgen ở nam giới trở nên ổn định hơn thì tình trạng mụn trứng cá lại nghiêng về phía phái yếu nhiều hơn. Thực tế cho thấy, phụ nữ có tỷ lệ mắc căn bệnh này nhiều cao so với nam giới.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác của tình trạng này bao gồm:
Độ nhạy hormone cao: Bằng chứng mới đây cho thấy rằng, một số người có nhiều thụ thể hormone quá nhạy cảm dẫn đến các tuyến dầu hoạt động mạnh hơn và họ có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm da mạn tính hơn. Mặc dù số lượng thụ thể hormone là do di truyền nhưng người bệnh (là phụ nữ) có thể ngăn chặn các thụ thể này bằng thuốc tránh thai thông thường.
Miễn dịch quá mức: Có nhiều hơn một gene miễn dịch gọi là thụ thể TLR7 khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh trở lên mạnh mẽ quá mức cần thiết. Khi cảm nhận được vi khuẩn xâm nhập trên da, hệ miễn dịch của những người này sẽ “phái” ra một lượng lớn bạch cầu nhiều hơn so với bình thường làm tăng nguy cơ viêm mủ.
Hormone cortisol: Các nghiên cứu nhận thấy rằng căng thẳng không phải là một nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đại học Stanford cho thấy, sinh viên có mụn nhiều và nặng hơn trong giai đoạn thi cử. Điều này được các nhà nghiên cứu giải thích rằng căng thẳng làm tăng nồng độ hormone cortisol kích hoạt các thụ thể androgen gây mụn.
Do đó, hạn chế căng thẳng thần kinh, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý và lựa chọn loại kem bôi ngoài da chiết xuất từ thành phần chính là cao neem (cây sầu đâu, xoan Ấn Độ), kết hợp với lô hội, sài đất, hoàng liên… cũng là một cách tốt để làm giảm tình trạng mụn trứng cá ở người trưởng thành.
Tiêu Bắc H+ (Theo Best Health Mag)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp
Bình luận của bạn