Nặn mụn cũng cần phải có phương pháp
Thực phẩm trị bệnh mụn rộp vùng kín
Nguy hại không ngờ từ thuốc trị mụn trứng cá
Những thực phẩm đẩy lùi mụn trứng cá
Lạ: Người phụ nữ có mụn thịt mọc khắp người
Chữa mụn và vết loét bằng… vi khuẩn
Tại sao da của bạn có mụn?
- Sự xáo trộn hormone trong thời kỳ dậy thì, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Kích thích các tuyến nhờn trên da phát triển mạnh, làm cho da trở nên nhờn, lỗ chân lông bị bịt kín và gây nên mụn sinh lý.
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi độc hại nhiều, thời tiết nóng ẩm cũng khiến cho bề mặt da dễ nổi mụn dị ứng.
- Thường xuyên sử dụng các đồ ăn uống có chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, đồ cay cũng làm mụn phát triển nhanh chóng.
- Cuộc sống căng thẳng và áp lực công việc cũng là nhân tố kích thích gây mụn.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp và chất lượng không đảm bảo cũng sẽ làm cho da bị kích ứng và sinh ra mụn. Đặc biệt là các sản phẩm làm trắng da, khiến da mỏng, yếu đi, vì thế mà gây mụn “phản vệ” trên da.
Cần kiểm tra xem mụn của bạn thuộc dạng nào, có nặn được hay không
Nên nặn những loại mụn nào?
Chỉ nên nặn loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng rẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm, khi thấy đầu mụn đã khô và có đầu cứng ở trung tâm mụn.
Mụn trứng cá đầu trắng, đã mọc được vài ngày và có mủ màu trắng dưới da. Mụn trứng cá dạng này rất dễ để loại bỏ, nếu bạn thực hiện việc nặn mụn đúng cách thì nguy cơ để lại sẹo là vô cùng thấp.
Tay chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn, việc tự táy máy hay cố tình nặn cậy sẽ truyền vi khuẩn từ tay sang da làm cho mụn bùng phát trên diện rộng và nguy hiểm hơn ban đầu. Chưa kể nếu nặn không triệt để hoặc không đúng cách sẽ làm phá vỡ nang lông, mủ và nước vàng chảy ra sẽ tạo cho mụn có dịp tấn công sang các vùng da lân cận.
Sát trùng chỗ bị mụn sau khi nặn
Phương pháp nặn mụn
Kiểm tra nốt mụn: Chỉ được nặn mụn đầu trắng. Mụn đầu trắng thường không quá khó nặn, và khi được điều trị, chúng có thể được sơ tán một cách an toàn mà không bị nhiễm trùng da hay để lại sẹo. Tuy nhiên, mụn mới mọc 1 - 2 ngày chưa thể bật ra. Hãy để nó yên cho đến khi đầu trắng lộ lên trên đỉnh mụn.
Nếu mụn quá to, đỏ và đau thì tuyệt đối không nên nặn. Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bị nhiễm trùng và rất dễ để lại sẹo trên khuôn mặt của bạn.
Trước khi nặn phải rửa sạch tay: Kỳ cọ và rửa tay thật sạch. Đây là bước cực kỳ quan trọng, phải đảm bảo tay bạn đã thật sạch trước khi chạm vào da mặt, đặc biệt là phần dưới móng tay. Sử dụng nước rửa tay nhiều hơn và xả sạch bằng nước ấm. Trong quá trình nặn bạn sẽ cần phải tránh để móng tay chạm vào mụn, giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng da.
Nặn mụn: Trung tâm của mụn là điểm cao nhất nơi mà mủ trắng xuất hiện, xác định vị trí trung tâm này sau đó dùng 2 ngón tay đặt hai bên của trung tâm và dưới chân mụn. Tạo áp lực lên mụn thông qua chân mụn và nhẹ nhàng đẩy nhẹ tiến vào trung tâm. Nếu mụn đã sẵn sàng ra, bạn có thể cảm thấy chất mủ và dầu thải được dồn lên trung tâm và bật ra khỏi lớp da, nếu khi bạn đẩy 2 ngón tay mà tạo thành một cục u nhỏ với lớp vỏ cứng có nghĩa là mụn chưa sẵn sàng để nặn.
Nếu mủ không bật ra. Thay đổi vị trí đặt các ngón tay và thử lại. Massage vùng da nơi mọc mụn. Việc này kích thích lớp mủ cứng đầu bên trong trở nên mềm hơn và dễ đi ra ngoài hơn, tiếp tục massage cho đến khi mụn ráo nước. Có thể xuất hiện máu trong khi đang nặn mụn, việc này là bình thường nếu bạn tạo áp lực quá mạnh lên mụn. Khi bị chảy máu, không cố gắng cầm máu mà để mặc cho máu chảy và tự đông lại sau đó.
Làm sạch sau khi nặn mụn: Một lần nữa làm sạch vùng da bằng cách cho dung dịch sát khuẩn thấm vào bông mềm rồi xoa nhẹ vùng vừa nặn.
Theo BS. Hoàng Văn Minh – Trưởng phòng khám da liễu, Bệnh viện Đai học Y Dược TP.HCM, trong những năm qua y học đã chứng minh một chế độ ăn nhiều đường, sữa góp phần làm cho mụn trứng cá mọc nhiều hơn. Do vậy, cần phải giảm những loại thực phẩm này để hạn chế mụn trứng cá. Ngoài ra, cần hạn chế dùng thức ăn chứa nhiều chất béo vì những loại thức ăn này góp phần làm mụn trứng cá mọc nhiều hơn.
Bình luận của bạn