Infographic: Bé sốt cao, đau tai coi chừng tai bị nhiễm trùng

Nhận biết viêm tai ở trẻ qua các dấu hiệu sốt cao, đau tai và biếng ăn

Trẻ viêm họng mùa Đông: Mẹ cần chú ý những gì?

Infographic: Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ

Infographic: Nhận biết nhanh triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn ở bé

Bé tái phát viêm họng liên cầu khuẩn do rối loạn miễn dịch?

Theo đó, mủ có thể hình thành ở phần giữa của tai, phía sau màng nhĩ. Mủ này có thể bị nhiễm trùng và ép vào màng nhĩ, làm cho màng nhĩ phồng có thể làm suy giảm thính lực và đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề với ngôn ngữ và khả năng nói.

Viêm tai gây đau đớn và ảnh hưởng đến ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bé. Nhiễm trùng tai nặng hoặc không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ của trẻ gây ra sẹo hoặc mất thính lực. Dưới đây là một số dậu hiệu bé đã bị viêm tai mà bố mẹ cần phải biết:

Bởi vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bé bị viêm tai giữa, bố mẹ cần cho trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị tích cực. Bé có thể được tư vấn sử dụng kháng sinh và sau 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, một số bệnh viêm tai do virus là tác nhân chứ không phải do vi khuẩn, chính vì vậy thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả vì nó không thể diệt được virus. Thêm vào đó, nhiều trẻ em có thể khỏi bệnh nhiễm trùng tai mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. 

Viêm tai là bệnh có thể phòng ngừa được vì vậy, việc làm đầu tiên là các mẹ hãy tăng cường miễn dịch, năng cao sức khoẻ đường hô hấp trên để giúp trẻ phòng tránh tốt các bệnh đường hô hấp, cảm cúm, viêm họng - những nguyên nhân gây viêm tai ở trẻ. Các mẹ cũng có thể tăng miễn dịch và đề kháng cho trẻ bằng các loại thảo dược hay thực phẩm chức năng có thành phần tự nhiên như: Diếp cá, kha tử, bướm bạc, cam thảo,...

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ