- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Một số dấu hiệu dưới đây có thể cảnh báo nguy hiểm cho thai kỳ của bạn
Vì sao phụ nữ mang thai hay bị đổ mồ hôi đêm?
Tại sao bà bầu hay bị khô mắt?
Bà bầu bị cảm lạnh hay cảm cúm: Làm sao phân biệt?
Làm sao để phòng ngừa rạn da ở phụ nữ mang thai?
Chảy máu nhiều
Chảy máu trong thai kỳ là một triệu chứng khá phổ biến. Nguyên nhân là do các hormone tăng cao, cũng như máu tập trung nhiều về tử cung để nuôi thai nhi. Thông thường, mẹ bầu có thể bị chảy máu nhẹ vào đầu thai kỳ.
Tuy nhiên với một số người, tình trạng này có thể kéo dài trong cả thai kỳ. Chảy máu bất thường như vậy có thể là dấu hiệu sảy thai hay nhau tiền đạo. Chính vì vậy, khi thấy tình trạng chảy máu xảy ra trong thời gian dài, hoặc lượng máu nhiều hơn bình thường, bạn nên đến khám bác sỹ nhanh chóng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các cơn đau bất thường
Đau dữ dội vùng bụng, xương chậu có thể là dấu hiệu sinh non
Mẹ bầu nên cẩn trọng khi bị đau lưng giữa. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng thận, kể cả khi bạn không nhận thấy cảm giác lạ nào khi đi vệ sinh. Cảm giác đau dữ dội theo từng đợt hoặc liên tục tại bụng, vùng chậu trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non mẹ bầu nên lưu ý.
Các cơn đau bất thường cũng có thể là dấu hiệu bong nhau thai (nhau thai tách ra khỏi thành tử cung).
Sưng viêm
Nếu bạn thấy mình bị sưng bàn tay, bàn chân hoặc trên mặt, rất có thể bạn đang có nguy cơ bị tiền sản giật. Tình trạng này thường được chẩn đoán sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Nước tiểu đục, có mùi lạ
Nước tiểu đục, có mùi lạ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu bạn thấy nước tiểu đục hoặc có mùi lạ, rất có thể bạn đang bị mất nước. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn kể cả khi đã bổ sung đủ nước, bạn có thể đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Dịch âm đạo nhiều
Tiết dịch âm đạo là hoàn toàn bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau, dịch âm đạo nhiều, có mùi hôi hoặc lẫn máu, hãy đến khám bác sỹ sớm để kiểm soát những thay đổi trong cổ tử cung có thể dẫn tới nhiễm trùng, sinh non.
Bé ít cử động
Bé ít cử động có thể là do buồn ngủ, mẹ bị mất nước hoặc dây rốn bị tổn thương. Tốt hơn hết, nếu nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong chu kỳ vận động của thai nhi sau tuần thứ 28, hãy tới khám bác sỹ ngay lập tức.
Ngứa lòng bàn tay, bàn chân
Ngứa lòng bàn tay, bàn chân có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật, hay acid mật bị ứ đọng trong gan. Mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng vì ứ mật có thể làm tăng nguy cơ sinh non, thậm chí có thể gây thai chết lưu.
Nhìn mờ
Nhìn mở, giảm thị lực hay nhìn thấy các chấm đen có thể là những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang bị tiền sản giật.
Thường xuyên đau đầu cũng có thể là một dấu hiệu tiền sản giật nữa phụ nữ mang thai nên lưu ý.
Chuột rút ở chân
Nếu bạn bị chuột rút ở bắp chân, đau phía sau đầu gối hoặc sưng, đỏ chân, rất có thể bạn đang có một cục máu đông. Đến khám bác sỹ sớm sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ.
Bình luận của bạn