- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Vì sao ra nhiều mồ hôi?
Thuốc kháng chống co thắt, ức chế có thể gây mất trí ở người cao tuổi?
Tìm cách ngăn tiết mồ hôi và khử mùi vùng nách cho dân kinh doanh
Vì sao phụ nữ mang thai hay bị đổ mồ hôi đêm?
Chìa khóa vàng để ngăn tiết mồ hôi và khử mùi hôi vùng nách hiệu quả
Cơ thể có thể tự làm mát bằng cách giải phóng năng lượng ra môi trường bên ngoài thông qua bề mặt da. Nhiệt độ môi trường càng nóng, cơ chế này càng khó làm việc. Và lúc này, con người phụ thuộc vào cơ chế làm mát thứ hai: Mồ hôi. Mồ hôi nóng lên, bốc hơi và làm giảm nhiệt độ bên trong cơ thể.
Như đã biết, nhiệt độ cơ thể bình thường của con người thay đổi từ 36,5 - 37,5°C (hoặc 97,5 - 99,5°F). Khi tăng nhiệt độ bên ngoài, nó sẽ gửi tín hiệu đến vùng dưới đồi của não. Vùng não này đáp ứng với những thay đổi về nhiệt độ bằng cách điều chỉnh sinh lý để giữ cho nhiệt độ bên trong đạt mức lý tưởng.
Cho tới tận bây giờ, nhiều người vẫn tin rằng nam giới và nữ giới có sự phản ứng khác nhau trong việc tăng nhiệt: Nam giới ra nhiều mồ hôi hơn nữ giới.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới được tiến hành bởi các nhà khoa học từ Đại học Wollongong (Australia) và Cao đẳng Điều dưỡng (Nhật Bản) đã chứng minh quan điểm trên là không chính xác.
Chuyên gia Sean Notley – người đứng đầu nghiên cứu trên đã đưa ra giả thuyết rằng những phản ứng nhiệt sẽ thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và khối lượng - không phụ thuộc vào giới tính. Một giả thuyết thứ hai là các cá thể có hình dáng to lớn hơn sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn để điều chỉnh cơ chế tăng nhiệt. Phát hiện này được công bố trên Tạp chí Experimental Physiology.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đánh giá chức năng vận mạch và vận tiết mồ hôi (sudomotor) trên 60 tình nguyện viên (36 nam, 24 nữ) có hình dạng cơ thể khác nhau.
Những tình nguyện viên được thử nghiệm trong điều kiện: Nhiệt độ 28°C (82, °F), độ ẩm 36%; Được nghỉ ngơi trong 20 phút và sau đó, tập luyện bằng xe đạp tập thể dục tại nhà với tốc độ trung trong 45 phút. Sau đó, họ được tập với cường độ cao hơn trong cùng điều kiện môi trường như trên. Dưới những điều kiện này, cơ thể tự nhiên sẽ cố gắng để duy trì nhiệt độ cơ thể từ việc tăng tiết mồ hôi và tăng lưu lượng máu đến da.
Nghiên cứu kết luận rằng cách cơ thể phản ứng với nhiệt phụ thuộc vào sự thay đổi về hình thái chứ không phải giới tính. Những thay đổi nhiệt độ bên trong cơ thể xảy ra tương tự ở tất cả những người tham gia, không phân biệt giới tính.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng nam giới và nữ giới có kích thước cơ thể nhỏ hơn giảm nhiệt bằng cách tăng lưu thông máu chứ không phải đổ mồ hôi.
Bên cạnh đó, việc ra mồ hôi nhiều hay ít lại có thể là biểu hiện của chứng bệnh nào đó, đặc biệt là chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis).
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng cơ thể tiết mồ hôi thường xuyên và liên tục dù trong thời tiết nóng hay lạnh, đang vận động hay nghỉ ngơi. Nguyên nhân chính làm phát sinh chứng tăng tiết mồ hôi thường do rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng hiện tượng ra mồ hôi thường xuyên, đổ mồ hôi quá nhiều có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, cản trở công việc, ngại trong giao tiếp xã hội, thậm chí còn khiến bệnh nhân bị lo âu, trầm cảm.
Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp điều trị/hỗ trợ điều trị chứng tăng tiết mồ hôi như: Dùng thuốc, cắt hạch giao cảm, tiêm botox, thực phẩm chức năng...
Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng, các hoạt chất sinh học từ Sơn thù du, Hoàng Kỳ, Thiên môn đông... giúp thiết lập cân bằng hệ thống điều nhiệt và trung khu kiểm soát bài tiết mồ hôi, bổ sung tân dịch bù lượng đã mất theo mồ hôi. Do vậy, sử dụng những sản phẩm thảo dược hàng ngày cũng là một phần quan trọng để giúp hạn chế ra nhiều mồ hôi an toàn và hiệu quả.
Biết Tuốt H+
Gợi ý sản phẩm: Thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh - Không còn ám ảnh mồ hôi nhiều
Bình luận của bạn