Sinh mổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ với bé
Trẻ sinh mổ có ít lợi khuẩn trong ruột
Hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ kém hơn trẻ sinh thường
Cúm khi mang thai: Những điều phải biết
Giải mã bí ẩn mang thai giả
‘Dưỡng chất vàng’ cho mẹ bầu
Trong đa số trường hợp, việc sinh nở sẽ được thực hiện qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, theo các bác sỹ khi có những trở ngại trong lúc chuyển dạ, để bảo đảm an toàn cho mẹ và con, bác sỹ mới phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai.
Những nguy cơ từ sinh mổ với mẹ
Ngày nay, không ít người mẹ chọn phương pháp sinh mổ để quyết định “ngày đẹp, giờ vàng” cho bé ra đời hoặc vì lý do sợ đau, sợ bị giãn âm đạo khi sinh thường. Tuy nhiên người mẹ phải hết sức thận trọng khi quyết định cách sinh này. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, sinh mổ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong lần mang thai sau.
Người mẹ có thể gặp phải nhiều tai biến khi sinh mổ
Sinh mổ sẽ tránh cho người mẹ những cơn đau khi chuyển dạ, tuy nhiên những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều. Những nguy cơ mà người mẹ có thể gặp phải khi sinh mổ như: tai biến khi gây mê, vết mổ bị rách, chảy máu, tổn thương đường tiết niệu, nhiễm trùng, băng huyết... Đặc biệt nhiễm trùng mổ có khả năng gây hoại tử cổ tử cung. Nguy hiểm hơn người mẹ có thể bị tắc ruột, tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát.
Những mối nguy hiểm với bé
Hệ miễn dịch của trẻ mổ đẻ thấp: Một đứa trẻ sinh bình thường, ngả âm đạo có nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh của trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ sinh bằng mổ, trẻ sẽ không đi qua đường âm đạo, không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích, khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Trẻ mổ đẻ thường phải cách ly 4 – 5 giờ sau khi sinh, điều này sẽ làm chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Quá trình hình thành hệ miễn dịch của một đứa trẻ mổ đẻ là 6 tháng trong khi trẻ sinh bình thường chỉ mất 10 ngày.
Trẻ mổ đẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh như ho khò khè, suy hô hấp cấp và tăng các nguy cơ mắc các bệnh sau này. Nguyên nhân là do trẻ còn tồn dịch trong phổi do lồng ngực của trẻ không bị ép chặt và làm sạch hết nước ối. Trẻ mổ đẻ thường phải nằm ở bệnh viện thời gian dài hơn bình thường, trẻ rất dễ bị lây nhiễm các mầm bệnh khác từ môi trường bệnh viện, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ mổ đẻ có thể gặp trường hợp mổ chào đời sớm nên dễ mắc các chứng bệnh như viêm phổi, hen suyễn, quản mạn tính, vàng da, mất nước, nhiễm trùng, đái tháo đường type 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormone có lợi trong quá trình chuyển dạ.
Trẻ mổ đẻ thường chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường
Trẻ mổ đẻ chậm bắt nhịp với cuộc sống: Thời gian phục hồi sức khỏe của các bà mẹ thường lâu hơn việc đẻ bình thường, nên các mẹ thường không được chăm sóc con chu đáo trong những ngày đầu. Việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế khi trẻ bú mẹ thường gặp nhiều bất lợi.
Trẻ có thể bị nhiễm độc thuốc gây mê: Thuốc gây mê có tác dụng giảm đau đớn cho các bà mẹ khi mổ đẻ. Tuy nhiên, thuốc gây mê cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Trẻ sơ sinh nếu bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Đối với thai nhi, nếu chỉ định sinh mổ đúng sẽ giúp giảm tỷ lệ tai biến. Tuy vậy, mổ lấy thai là nguyên nhân gây nhiều tai biến như: dao mổ đụng vào thai nhi (1% - 9%), trẻ sinh non tăng, trẻ dễ bị hội chứng suy hô hấp cấp... Ngoài ra, trẻ sinh mổ dễ bị suy giảm miễn dịch hơn trẻ sinh thường do phải mất 6 tháng mới có hệ vi khuẩn đường ruột như trẻ sinh thường. Thực tế cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh (trẻ tử vong từ lúc sinh cho đến 28 ngày sau sinh) ở các ca mổ lấy thai cao hơn so với các ca sinh thường. Tỷ lệ tử vong mẹ cũng tăng gấp 4 lần nếu mổ thấy thai cao hơn so với các ca sinh thường, ngay cả mổ chủ động, tỷ lệ tử vong mẹ cũng tăng 2,84 lần so với sinh thường.
Chỉ mổ đẻ khi nào?
Các mẹ bầu không nên tùy tiện đề nghị được sinh mổ mà chỉ nên chấp nhận việc chỉ định sinh mổ trong những trường hợp sau:
Đẻ khó: Chẩn đoán đẻ khó là khi việc sinh thường không có tiến triển tốt và em bé dường như không lọt vừa qua khung xương chậu của mẹ. Tuy nhiên, việc xác định một ca "đẻ khó" cũng cần được hội chẩn và đánh giá cẩn thận giữa nhiều bác sỹ có kinh nghiệm trước khi quyết định can thiệp sinh mổ.
Các bà bầu không nên tùy tiện sinh mổ
Suy thai: Nếu như thời gian chuyển dạ của mẹ kéo dài, mẹ đuối sức... thì các em bé có thể xuất hiện những thay đổi bất thường về nhịp tim, đó là dấu hiệu của hiện tượng suy thai. Trong một số trường hợp, việc hỗ trợ mẹ thở tích cực để tiếp tục duy trì nỗ lực sinh thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng của các em bé không tiến triển tốt và trong trường hợp khẩn cấp thì bác sỹ có thể ưu tiên sinh mổ.
Vị trí của thai nhi bất thường: Đôi khi vị trí của thai nhi làm cho việc sinh thường là không thể như em bé nằm ngang trong tử cung (gọi là thai ngôi ngang). Mổ đẻ cũng thường trực được áp dụng dụng trong trường hợp đầu mông em bé lại ra trước thay vì đầu (gọi là thai ngôi mông).
Các vấn đề về nhau thai: Khi nhau thai dính vào cổ tử cung, cổ tử cung mở ra trong quá trình sinh nở có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng khiến mẹ bầu và bé gặp nguy hiểm. Một ca sinh mổ lúc này chính là chiếc phao cứu sinh.
Bình luận của bạn