Việc bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai là điều quan trọng và cần thiết
Bà bầu thì phải ăn cho hai người?
Vì sao bà bầu nên uống nước chanh?
Các loại cá nên dùng và không nên dùng đối với bà bầu, trẻ nhỏ
Bổ sung Acid Folic đúng cách cho bà bầu
Bà bầu có nên dùng thực phẩm chức năng?
Giải pháp ngăn ngừa táo bón ở bà bầu
Thêm dưỡng chất – Tăng đề kháng
Theo tiến sỹ Beck C.T., tác giả cuốn sách Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai: Việc bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai là điều quan trọng và cần thiết để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật và chuẩn bị sẵn sàng để nuôi dưỡng một mầm sống bên trong cơ thể.
Nhiều người cho rằng, chỉ cần chế độ ăn uống bình thường là có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Thế nhưng, điều này là sai lầm bởi thật khó để tăng cường hàm lượng dưỡng chất lớn từ các thực phẩm tự nhiên. Vì thế, theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia, trước khi chuẩn bị mang thai, bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) thiếu hụt từ các sản phẩm bổ sung.
Bổ sung ngay trước 3 tháng!
Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, bà bầu bổ sung dưỡng chất ngay khi biết mình có thai là quá muộn. Tốt nhất nên bắt đầu trước khi có ý định mang thai 3 tháng. Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ nâng cao thể lực và bồi bổ sức khỏe. Những ảnh hưởng đến hệ thần kinh ở thai nhi có thể xuất hiện ngay từ khi thai nhi được 4-6 tuần tuổi. Nếu người mẹ bị thiếu mà không bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai.
Nên bắt đầu bổ sung dinh dưỡng trước khi có ý định mang thai 3 tháng
Tuy nhiên, không nên tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc hay TPCN nào. Bạn nên tham vấn ý kiến của bác sỹ, chuyên gia về cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân, để có hướng lựa chọn và sử dụng sản phẩm TPCN cho phù hợp.
Cần bổ sung những chất gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sản khoa, các chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) cần phải bổ sung trước khi mang thai bao gồm: acid folic, sắt, calci, omega 3…
Kẽm
Kẽm góp phần thúc đẩy sự rụng trứng và khả năng thụ thai ở phụ nữ. Kẽm cũng hỗ trợ sự sản xuất tinh dịch và testosterone ở đàn ông. Vì thế, cần bổ sung kẽm cho cả vợ và chồng trước khi mang thai. Đàn ông cần bổ sung 11mg kẽm và phụ nữ là 8mg mỗi ngày.
Hàu là loại thực phẩm giàu kẽm nhất. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung kẽm bằng các thực phẩm khác như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hải sản, đậu, sữa và các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Acid Folic
Acid folic có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của não, xương sọ, cột sống, ngăn ngừa khuyết tật về thần kinh của em bé trong tương lai. Trước khi mang thai, phụ nữ nên bổ sung 400µg acid folic.
Acid folic là dạng tổng hợp của vitamin B và folate, được tìm thấy trong các loại thực phẩm như rau bina, măng tây, atiso, đậu lăng, nước cam… Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng hàng ngày thường không cung cấp đủ lượng acid folic cần biết, nên có thể chọn bổ sung từ viên uống tổng hợp.
Sắt
Với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, hàm lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày là 30mg (với người bình thường là 18mg).
Thiếu sắt sẽ không thể tạo ra được hemoglobin – thành phần giúp oxy lưu thông trong máu, cho sự phát triển của thai nhi và bánh nhau.
Ngoài việc uống bổ sung viên sắt, các thai phụ cần bổ sung các loại thực phẩu giàu chất sắt như: tim, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, rau xanh…
Calci
Nhiều phụ nữ hiện nay bị thiếu calci. Đối với tất cả phụ nữ, nên bổ sung 1.000mg calci mỗi ngày, còn với những người đang có kế hoạch mang bầu, hàm lượng này cần nhiều hơn, khoảng 1.500mg/ngày.
Bác sỹ Lương Thanh Bình – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng sắt và calci từ cơ thể người mẹ để tạo máu và xương cho sự lớn lên. Người mẹ bị thiếu calci, bào thai không huy động được đầy đủ calci, sẽ bị khiếm khuyết về xương và răng. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ calci còn giúp các thai phụ giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp khi mang bầu.
Có thể bổ sung calci trong khẩu phần ăn hàng ngày như đậu nành, nước cam, hạnh nhân, bông cải xanh, cải chíp…
Người mẹ bị thiếu calci, con có thể bị khiếm khuyết về xương và răng
Omega 3
Theo TS.BS Phạm Thị Thanh Thủy – Đại học Y Hà Nội, não bộ của thai nhi được hình thành ngay từ 3 tuần đầu của thai kỳ. Vì thế, trước và trong thai kỳ, người mẹ nên bổ sung Omega 3 để giúp phát triển não bộ của thai nhi. Nếu người mẹ được cung cấp tỷ lệ cân đối giữa Omega 3 và Omega 6 sẽ bảo đảm cho tế bào não phát triển tốt, điều này ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ sau này.
Omega 3 có nhiều nhất trong các loại cá như cá hồi, cá mòi và các loại thực phẩm khác như quả óc chó, trứng, đậu tương…
Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm nhiều rau củ quả để tăng cường chất xơ và các loại vitamin như A, C, E cần thiết cho cơ thể; tránh hoặc hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
- Trước khi có thai 6 tháng, nên tiêm phòng vaccine dự phòng một số bệnh, đặc biệt là các bệnh lâu qua đường hô hấp gây hậu quả nặng nề cho thai nhi như cúm, Rubella, thủy đậu…
- Nên khám phụ khoa trước khi mang thai. Bởi một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây sảy thai, đẻ non, tăng dị tật thai nhi như nhiễm Clamydia có thể gây tắc vòi trứng gây vô sinh, nhiễm giang mai khiến trẻ bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh, viêm nhiễm phụ khoa gây viêm màng ối gây rỉ ối, nhiễm khuẩn trong tử cung.
- Nếu mắc các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ, cường giáp, suy giáp… bạn nên gặp bác sỹ chuyên khoa để được tham vấn về khả năng mang thai và các loại thuốc dùng trong thai kỳ.
Bình luận của bạn