Sử dụng phương tiện giao thông công cộng rất dễ lây nhiễm virus nên cần phải có phương án đảm bảo an toàn mùa dịch
Xuất hiện 3 triệu chứng mới có thể là dấu hiệu ban đầu mắc COVID-19
Hà Nội: Lịch trình di chuyển 2 bệnh nhân 1814 và 1815
Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca COVID-19 trong cộng đồng
Hà Nội: Lịch trình di chuyển 5 ca COVID-19 cùng gia đình ở phường Xuân Phương
Tối 31/1, Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn, yêu cầu từ ngày 25-29/1 (từ 6-7h và 15-18h), những người liên quan đến xe bus tuyến 74 tại Hà Nội có lộ trình đi giữa Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Bến xe Mỹ Đình liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ. Thông báo này liên quan tới bệnh nhân 1815 (con trai ruột bệnh nhân 1814), là nam, sinh năm 2000, là sinh viên Khoa Kỹ thuật phần mềm, trường Đại học FPT - Hòa Lạc.
Xe bus, xe khách, tàu hỏa và đường sắt đô thị (đang thử nghiệm) là những phương tiện giao thông có lượng lớn hành khách ở trong không gian kín. Đây là môi trường có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao. Đặc biệt, với xe bus nội thành, đối tượng hành khách chủ yếu là học sinh, sinh viên và người cao tuổi.
Hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng cần làm gì?
Hành khách trên phương tiện giao thông công cộng phải chủ động bảo vệ sức khỏe của mình
Để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, người dân cần thực hiện các biện pháp sau khi tham gia phương tiện giao thông công cộng:
1. Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
2. Luôn sử dụng khẩu trang đúng cách trong quá trình di chuyển, khi tham gia phương tiện giao thông công cộng và tại nơi công cộng. Nên sử dụng khẩu trang y tế có ít nhất 4 lớp, khẩu trang vải đạt chuẩn.
3. Che kín miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc mặt trước khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định.
Sát khuẩn tay trước khi cầm nắm các bề mặt trên phương tiện
4. Chủ động mang theo dung dịch sát khuẩn, gel rửa tay khô chứa ít nhất 60% cồn. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, thải bỏ khăn giấy và khi rời khỏi phương tiện giao thông.
5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
6. Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt, nói chuyện, ăn uống trên phương tiện giao thông.
7. Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng.
8. Nếu thấy bản thân hoặc hành khách cùng đi có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời và tránh tiếp xúc gần với hành khách đó.
9. Sau khi kết thúc chuyến đi, nếu có xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế (1900 9095) hoặc Sở Y tế địa phương để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện giao thông bạn đã đi, đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.
Hành khách sử dụng ứng dụng đặt xe cần làm gì?
Đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng taxi, ứng dụng đặt xe
Khi có nhu cầu di chuyển bằng taxi hoặc các ứng dụng đặt xe, hành khách cần tuân thủ 9 quy định được Bộ Y tế khuyến cáo ở trên. Ngoài ra, bạn nên yêu cầu tài xế mở cửa sổ, sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện, không sử dụng máy lạnh nếu không cần thiết.
Một số lưu ý khác
- Cài đặt ứng dụng Bluezone tại https://bluezone.gov.vn/ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và kiểm soát các trường hợp tiếp xúc gần.
- Hạn chế ra ngoài trong giờ cao điểm nếu không thật sự cần thiết. Không tụ tập thành đám đông, nói chuyện, ăn uống khi đứng tại điểm chờ xe bus, bến xe, nhà ga...
- Hành khách hợp tác, tuân thủ quy định giãn cách ghế, đeo khẩu trang khi được phụ xe bus, nhà xe yêu cầu.
- Dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh các bề mặt cầm nắm như tay vịn, cửa kính, ghế ngồi... trước khi sử dụng phương tiện công cộng.
- Sau khi di chuyển trên các phương tiện công cộng trong thời gian dài, nên thay quần áo ngoài và giặt sạch với xà phòng.
Bình luận của bạn