Ảnh minh họa
Phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ, cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ protein, chất khoáng
và vitamin. Chăm tập luyện thể dục thể thao để cơ thể cân đối, dẻo dai. Không nên tập ngồi (trước 6
tháng), đứng, đi (trước 9 tháng) cho trẻ quá sớm.Khi trẻ đi, đứng đặc biệt ngồi học không để lệch vẹo người sang một bên hoặc gập người về phía trước, nếu trẻ sai phải nhắc trẻ ngay. Bàn ghế ngồi học phù hợp và khi ngồi học phải đúng tư thế.
Không nên cho trẻ xách cặp hoặc đeo cặp một bên vai mà nên đeo cặp bằng hay quai sau lưng. Tránh cho trẻ phải lao động quá sớm, tư thế bị gò bó như gánh, vác, đội, cõng hoặc bế nách em nhỏ.
Cách điều trị trẻ vẹo cột sống: - Góc vẹo dưới 20 độ: Theo dõi đánh giá bởi X-quang thường quy
mỗi 3 hay 6 tháng. Không nên cho kéo tạ, nắn bẻ xương sống, châm cứu, day bấm huyệt... vì không
giúp ngăn chặn vẹo cột sống.
- Góc vẹo giữa 20 và 40 độ: Mang áo nẹp thân đúng chỉ định. Nẹp
đêm không có giá trị cho trẻ vẹo cột sống, lạm dụng có thể gây trì trệ việc điều trị đúng
mức.
- Góc vẹo trên 40 độ: Can thiệp phẫu thuật. Hiện tiến bộ nhất là
áp dụng ốc chân cung cho toàn bộ cấu hình nắn chỉnh vẹo cột sống và hàn xương sống sau với ghép tự
thân (mào chậu). Nắn chỉnh vẹo cột sống bằng phẫu thuật rất nguy hiểm khi trẻ đến muộn do chức năng
hô hấp đã kém, độ vẹo quá lớn và chi phí dụng cụ mua của nước ngoài càng cao. Đối với các cháu quá
nhỏ tuổi, điều trị phẫu thuật khó hơn vì còn tính đến sự tăng trưởng của các cháu.
PGS TS BS Võ Văn Thành - Chủ tịch Hội Cột sống TPHCM. V.T ghi |
Bình luận của bạn