- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai khóc lóc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi
Cảm xúc của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
5 mẹo giúp bà bầu đối phó với căng thẳng khi mang thai
Bà bầu làm việc ca đêm có hại cho thai nhi?
7 loại trái cây nên ăn trong thời kỳ mang thai
Phụ nữ mang thai khóc lóc có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, không có câu trả lời rõ ràng hơn về vấn đề này, vì mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ lo lắng hay buồn bã của người mẹ.
Nếu bạn thỉnh thoảng cảm thấy buồn và khóc thì thai nhi sẽ không bị tổn thương. Hormone được giải phóng trong một vài ngày bạn buồn sẽ không ảnh hưởng lâu dài.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy oán giận việc mang thai hoặc có em bé, điều đó có thể khiến cả bạn và đứa con bé bỏng trong bụng cảm thấy đau khổ. Nỗi buồn khổ, oán giận có thể gây ra trầm cảm sau sinh.
Mẹ lo lắng -> con lo lắng
Những bà mẹ hay lo lắng có thể sinh ra những đứa trẻ lo lắng. Lo lắng và buồn bã có thể giải phóng một số loại hormone trong cơ thể bạn. Hormone có trong máu, máu của bạn sẽ truyền thẳng cho thai nhi.
Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng và lo lắng, nhiều khả năng con của bạn cũng sẽ bị căng thẳng hoặc lo lắng. Điều đó có thể khiến một em bé bị căng thẳng và lo lắng mọi lúc. Đôi khi có thể khiến bé bị lo lắng mạn tính.
Bà bầu lo lắng, trầm cảm có thể sinh ra đứa trẻ hay lo lắng, khóc lóc
Thuốc chống lo âu thường làm dịu thần kinh của người mẹ, nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của thai nhi. Những người thường uống các loại thuốc chống lo âu hay giúp ổn định tâm trạng nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi mang thai. Nếu không, đứa trẻ được sinh ra sẽ có cuộc sống lo lắng và căng thẳng thường xuyên.
Mẹ đang bị trầm cảm -> sinh non, con kém phát triển
Thiếu ngủ, chán ăn, khó tập trung và ngủ mơ… đều là dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn đang bị trầm cảm trong thai kỳ. Nếu trước đây bạn bị trầm cảm và đang phải dùng thuốc chống trầm cảm thường xuyên, bạn nên ngừng dùng thuốc khi có thai.
Phụ nữ mang thai bị trầm cảm có thể giải phóng nhiều hormone căng thẳng, khiến thai nhi phát triển chậm hơn. Nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ bị trầm cảm có xu hướng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân hơn so với những Phụ nữ không bị trầm cảm. Trầm cảm cũng khiến mẹ ăn uống kém hơn, điều này cũng khiến thai nhi kém phát triển do không nhận đủ dinh dưỡng.
Nghiên cứu khác cũng cho thấy, những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị trầm cảm thường bị căng thẳng, stress và có hành vi hung hăng hơn. Những trẻ này cũng có chỉ số IQ thấp hơn.
Nói tóm lại, sức khỏe tinh thần của phụ nữ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ - cả thể chất và tinh thần.
Đôi khi dùng thuốc chống trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ theo cách tương tự như chứng trầm cảm. Có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trong 30 năm qua cho thấy, các loại thuốc này có khuynh hướng cản trở sự phát triển của bào thai, cả về kích thước lẫn hành vi của trẻ.
Vì lý do này, nếu bà mẹ mắc chứng trầm cảm trước khi mang thai, cần phải tiến hành đánh giá sức khỏe thêm nữa. Thay đổi thuốc hoặc liệu pháp chống trầm cảm có thể giúp ích.
Do vậy, cần thảo luận với bác sỹ trước khi mang thai, để đảm bảo rằng bạn không bị trầm cảm trong thai kỳ.
Bình luận của bạn