Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến được bầu làm Chủ tịch Hội vận động hiến ghép mô, tạng và bộ phận cơ thể người
Ghép tạng ở Việt Nam: 1 người cho nghìn người chờ!
16.000 người Việt đang chờ ghép tạng
9 điều nên biết về ghép tạng
20 trẻ được ghép tạng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
Kỹ thuật "siêu làm mát" - bước tiến mới trong ghép tạng
Ở Việt Nam, trong 23 năm qua, nguồn tạng để thực hiện các ca ghép tạng ở Việt Nam chủ yếu là từ người hiến tạng còn sống (người thân hiến một quả thận, một phần gan). Nguồn tạng từ người cho chết não vô cùng ít. Tính đến nay chỉ có chưa đầy 30 trường hợp. Trong khi đó, một người chết có thể cứu sống cho hơn 10 người khác nhờ việc hiến thận, gan, tim, phổi, tụy…Và theo thống kê, mỗi năm có hơn 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, nếu chỉ cần 1/10 người chết não đồng ý hiến tạng, nguồn hiến tạng từ người chết có thể giúp được 2.000 ca ghép thận, 1.000 ca ghép tim, phổi hoặc ghép gan…
Đại hội nhất trí đề cử GS.TS Phạm Gia Khánh làm Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam
Trước thực trạng đó, chiều ngày 26/6, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và Hội Ghép tạng Việt Nam được thành lập đã mở ra hy vọng sống cho hàng nghìn người mắc bệnh mạn tính, suy tạng giai đoạn cuối.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Ngành ghép tạng nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự thiếu trầm trọng nguồn mô, tạng để cấy ghép, trong khi đó, nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam là rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng. Vì vậy sự ra đời của hội là rất cần thiết, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như suy thận mạn, suy gan, suy tim, suy tuỷ… .
GS Richard Allen, Đại học Sydney, đại diện Hội Ghép tạng Thế giới phát biểu chào mừng lễ ra mắt 2 hội
Theo đó, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam là tổ chức xã hội quần chúng có tính chất đặc thù, làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động về hiến tặng mô, bộ phận con người tới mọi tầng lớp nhân dân.
Tương tự, Hội Ghép tạng Việt Nam cũng là một tổ chức hội nghề nghiệp, tự nguyện của những ai có cùng nghề nghiệp chuyên môn làm công tác nghiên cứu khoa học hay điều trị thuộc chuyên ngành ghép tạng, bao gồm ghép thận, ghép gan, ghép tim, ghép phổi, ghép tuỵ, ghép đa tạng, điều phối ghép tạng công và tư, đang tại chức hay đã nghỉ hưu tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của hai hội này là vạch ra phương hướng cụ thể để giải quyết những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Làm sao để vận động cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội hiểu được ý nghĩa nhân đạo, nhân văn của việc hiến mô, tạng để họ có thể sẵn sàng chia sẻ sự sống cho những người đang có nhu cầu ghép mô, tạng để tránh tử vong hoặc phục hồi chức năng cơ thể.
Ai có thể hiến tạng?
- Pháp luật quy định người đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền hiến mô, tạng bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết (Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác).
- Những người cao tuổi đều có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác mạc sau khi chết, chết não.
- Đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khoẻ hoặc quá già để đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não.
Ghép mô, tạng là gì?
Ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối bằng cách lấy tạng của người hiến tạng để ghép cho người bệnh. Ngoài thận và gan có thể hiến tặng khi người hiến còn sống, hầu hết các mô và tạng khác chỉ được lấy và ghép cho người bệnh khi người hiến mô, tạng đã chết, chết não.
Bình luận của bạn