Ra mắt Ban chấp hành Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam
Em bé chỉ sống được 100 phút - người hiến tạng trẻ tuổi nhất thế giới
Có nguy cơ bệnh lý từ tinh trùng hiến tặng?
Vinh danh những người hiến tạng
Bé gái 3 tuổi hiến tạng cứu sống 5 người
Theo thống kê đến ngày 30/6/2014, số lượng các ca ghép mô, tạng ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các con số khiêm tốn, ghép thận 1.011 ca, ghép gan 37 ca, ghép tim 11 ca, ghép thận – tụy 1 ca.
Cả nước có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn tính cần được ghép, riêng chỉ tính tại 1 số bệnh viện lớn ở Hàn Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan và khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc. Trong đó có trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc, hàng trăm người chờ được ghép tim phổi.
Phát biểu tại lễ ra mắt Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và Hội Ghép tạng Việt Nam ngày 26/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam rất lớn, tuy vậy nguồn cho lại hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của nhân dân về việc hiến tặng mô, tạng chưa cao.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại buổi lễ
Đặc biệt việc tuyên truyền về hiến mô, tạng sau khi chết, chết não còn nhiều hạn chế, chưa đến được với đông đảo người dân. Bên cạnh đó việc thiếu hệ thống cung cấp thông tin, tư vấn và đăng ký hiến tặng cũng là những thách thức đang đặt ra với ngành y tế nước ta.
Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh: "Có thể nói, rất nhiều trường hợp suy nội tạng sẽ được cứu sống nếu như chúng ta có nguồn hiến tặng thích hợp vì ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối".
Mặc dù kỹ thuật ghép tạng ngày càng tiến bộ, nhiều trung tâm thực hiện được kỹ thuật này, nhưng không có tạng để ghép. Nguyên nhân chính là do quan niệm của cộng đồng cho rằng khi chết, thân thể phải toàn vẹn. Chính quan niệm này đã dẫn đến số lượng người chờ ghép tạng nối dài trong khi đó số người chết tự nhiên trong năm do nhiều bệnh khác nhau cả trăm nghìn người.
Bình luận của bạn