- Chuyên đề:
- Bệnh tay chân miệng
Gia tăng số trẻ mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng
Đảm bảo 100% cơ sở mầm non vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng
Hà Nội có 50 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng
Hỏi: Con tôi bị bệnh tay chân miệnghồi 9 tháng (nay cháu 3 tuổi). Xin hỏi bác sĩ cháu đã miễn dịch với bệnh chưa? Cháu có có khả năng nhiễm bệnh lại không?
Y Linh, Tp HCM
Trả lời: Vì bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại vi-rút gây ra, cháu đã bị bệnh rồi vẫn có thể bị lại (do loại virus khác). Cháu vẫn có miễn dịch với loại virus đã mắc trước đó, nhưng loại vi-rút mới mắc cháu có thể chưa có miễn dịch. Vì vậy, vẫn phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh liên tục cho trẻ, không nên lơ là.
Hỏi: Xin hỏi bác sĩ con tôi bị tay chân miệng ở độ 2 thì có ảnh hưởng gì đến viêm màng não chưa? Tôi rất hoang mang.
Thanh Huyen, TP HCM
Trả lời: Bệnh tay chân miệng độ 2 đã có những biểu hiện liên quan đến thần kinh (không phải biểu hiện của viêm màng não) như giật mình, quấy khóc vô cớ, nôn ói, lừ đừ, khó ngủ, sốt cao không hạ, run chi, ngồi không vững, đi loạng choạng, rung giật nhãn cầu, lác mắt, yếu chi, nuốt sặc, thay đổi giọng nói…..
Tay chân miệng độ 2, được chia làm 2 mức:
Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:
Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
Độ 2b: lại được chia làm 2 nhóm
Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:
- Giật mình ghi nhận lúc khám.
- Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần /30 phút.
- Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
+ Ngủ gà.
+ Mạch nhanh > 130 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
* Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
- Sốt cao ≥ 39,5oC (đo nhiệt độ hậu môn) không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
- Yếu chi hoặc liệt chi.
- Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
Ở độ 2 này, trẻ cần được nhập viện, theo dõi và điều trị thích hợp theo từng thời điểm.
Đa phần trẻ không để lại di chứng sau khi được điều trị thích hợp ở giai đoạn này.
Hỏi: Xin hỏi bác sĩ làm thế nào để phát hiện một cách sớm nhất bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ? Các biểu hiện mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được là gì? Khi phát hiện cách xử trí tốt nhất là gì?
Le Thoa, TP HCM
Trả lời: Bệnh được chẩn đoán khi trẻ có Sốt + Bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Khi đã được chẩn đoán, bệnh nhân cần được bác sĩ khám và phân loại theo mức độ bệnh.
Bệnh được phân làm 4 mức độ, độ 1: chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da có thể điều trị tại nhà, từ độ 2 trở đi phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Độ 1: bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở:
- Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Hạ sốt khi sốt cao (theo chỉ định của bác sĩ).
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
+ Sốt cao ≥ 39oC.
+ Thở nhanh, khó thở.
+ Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
+ Đi loạng choạng.
+ Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
+ Co giật, hôn mê.
Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện
Độ 2a: điều trị tại khoa Nhiễm bệnh viện, theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu chuyển độ.
Độ 2b: Điều trị tại phòng cấp cứu hoặc hồi sức
Độ 3: Điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực
Độ 4: Điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực
Tư vấn bởiBS Nguyễn Bạch Huệ
Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế Thành Đô
Bạn đọc gửi câu hỏi vào email:[email protected], chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
|
Bình luận của bạn