Muốn phòng bệnh mạch vành - đừng quên tập thể dục

Tập luyện thể dục, thể thao có tác dụng rất tốt để phòng ngừa bệnh mạch vành

Người bị bệnh mạch vành lưu ý gì khi du xuân, đón Tết?

Người bị bệnh mạch vành lưu ý gì khi du xuân, đón Tết?

Mắc bệnh mạch vành nhưng không đau ngực có cần điều trị?

Nữ giới có mắc bệnh mạch vành không?

Người bị mạch vành có thể tập thể dục thể thao

Người bị bệnh tim thực thể như bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim… thì cần hạn chế tập luyện thể dục thể thao. Còn những người bị bệnh tim mạch cơ năng như rối loạn thần kinh tim, tim đập nhanh, mạch vành, tăng huyết áp… thì vẫn có thể tập luyện thể dục thể thao theo chỉ định của bác sỹ.

Tác dụng của thể dục, thể thao

Tập luyện thể dục, thể thao có tác dụng rất tốt để phòng ngừa bệnh mạch vành. Nó giúp tiêu mỡ thừa trong cơ thể, lập lại cân bằng lipid máu (giảm cholesterol xấu LDL hoặc cholesterol toàn phần, trong khi làm tăng cholesterol tốt HDL) nhờ đó làm giảm mức độ và tiến triển của xơ vữa động mạch.

Người mắc bệnh mạch vành nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng

Những hoạt động thể lực làm cho động mạch dẻo dai hơn, các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan và các cơ bắp, giãn mạch ngoại biên làm giảm huyết áp, phòng ngừa biến chứng tim mạch do bệnh tăng huyết áp.

Luyện tập thể dục thường xuyên làm tăng khả năng trao đổi, vận chuyển và sử dụng oxy tại cơ và các mô của cơ thể, nhờ đó tăng khả năng đáp ứng của cơ thể với gắng sức. Điều này đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân bị bệnh mạch vành hoặc suy tim bởi vì những bệnh nhân này thường có biểu hiện mệt mỏi, khó thở khi gắng sức.

Người bị mạch vành nên tập luyện thế nào? 

Người bị bệnh mạch vành luôn phải khởi động trước mỗi lần tập luyện và thư giãn trong khoảng thời gian tương đương với khởi động, dù hình thức tập luyện thế nào đi nữa. Cũng cần khởi động lâu hơn nếu xuất hiện đau ngực do gắng sức. Thời gian khởi động cần liên tục trong 6 – 10 phút.

Khi tập luyện nên tập vừa sức mình. Khi thấy mệt, khó thở hoặc đau ngực thì nên ngừng, không nên cố gắng tập tiếp. Nên ngày nào cũng tập là tốt nhất, nếu không phải tập ít nhất tuần 3 lần, mỗi lần khoảng 30 – 40 phút. Những bệnh nhân có thể trạng yếu có thể tập các môn như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp…

Cần lên kế hoạch tập luyện và ghi chép nhật ký tập luyện, thời gian vận động và cảm giác của chính mình… làm cơ sở điều chỉnh và tổng kết kinh nghiệm để việc tập luyện phát huy hết tác dụng.

Một số môn thể thao mà người bị bệnh mạch vành nên áp dụng là đi bộ, chạy, bơi, bóng bàn, cầu lông, yoga… Những môn thể thao mà người bị bệnh mạch vành không được tập là: Tập tạ, leo núi, chạy marathon…

Bên cạnh việc dùng thuốc, tập luyện thể dục thể thao người bị bệnh mạch vành nên tái khám thường xuyên. Điều quan trọng là người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, giảm chất béo để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, cholesterol máu cao… Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên như bồ hoàng, đỏ ngọn, hoàng bá, sơn tra… có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Không chỉ có khả năng làm hạ cholesterol, giảm lipid máu, những hoạt chất sinh học này còn có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình oxy hóa tế bào, ngăn ngừa nguy cơ làm tổn thương thành động mạch, từ đó sẽ hạn chế được sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa, là nguyên nhân chính gây nên bệnh mạch vành.

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các vị thảo dược này đã được nghiên cứu và bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng để giúp người bệnh sử dụng dễ dàng hơn, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh mạch vành.

Thùy Trang H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch