- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể khiến người bệnh nhìn mờ
Giấm táo có giúp giảm đục thủy tinh thể?
Ăn gì để phòng đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt?
Muốn mắt sáng khỏe: Bổ sung đủ vitamin E
Phẫu thuật đục thủy tinh thể có gây khô mắt?
Kiểm tra mắt khi có dấu hiệu của bệnh
Đục thủy tinh thể thường gặp ở tuổi già và có thể xảy ra ở cả 2 mắt. Vì vậy, để phòng những mối nguy mà đục thủy tinh thể mang lại thì khi có triệu chứng dưới đây bạn nên khám bác sỹ.
- Nhìn mờ
- Không nhìn rõ màu sắc
- Khó khăn trong việc đọc sách và lái xe
- Nhìn kém vào ban đêm
- Nhìn đôi
- Thường xuyên phải thay đổi kính để nhìn rõ hơn
Khi có triệu chứng nhìn mờ, người bệnh nên đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân
Để kiểm tra mắt xem có đục thủy tinh thể hay không bác sỹ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra mắt:
Khám với đèn khe: Đèn khe là một loại kính hiển vi đặc biệt dùng để khám mắt. Khi khám với đèn khe, bác sỹ sẽ quan sát được từng chi tiết của mắt và phát hiện ra các điểm bất thường trong mắt.
Khám võng mạc: Bác sỹ sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử (con ngươi) vào mắt làm cho đồng tử giãn to ra, giúp bác sỹ có thể nhìn rõ được đáy mắt bằng đèn soi đáy mắt hoặc đèn khe, từ đó tìm các dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể.
Thử thị lực và đo khúc xạ: Nhằm đánh giá độ rõ và độ sắc nét của thị giác bằng cách quan sát các chữ có kích thước khác nhau.
Bác sỹ sẽ khám võng mạc của bệnh nhân để phát hiện đục thủy tinh thể sớm
Xác định loại đục thủy tinh thể
Mặc dù triệu chứng của các loại đục thủy tinh thể thường giống nhau nhưng cách điều trị từng loại khác nhau nên bạn cần xác định xem mình đang bị đục thủy tinh thể loại gì để điều trị hợp lý.
Các loại đục thủy tinh thể:
Đục nhân: Sự xơ cứng và chuyển màu vàng quá mức ở vùng trung tâm gây ra tình trạng đục nhân thể thuỷ tinh. Ở giai đoạn đầu, sự xơ cứng và chuyển màu của nhân thủy tinh thể gây một số tật khúc xạ của mắt dẫn đến những triệu chứng như nhìn xa mờ. Đục nhân có thể xảy ra ở một mắt.
Đục vỏ: Dạng đục vỏ này có thể to ra và nhập vào nhau để tạo ra các vùng đục vỏ lớn hơn. Khi toàn bộ vỏ từ bao tới nhân trở thành đục trắng gọi là đục thể thuỷ tinh chín. Đục vỏ thể thuỷ tinh luôn luôn ở hai mắt và thường không cân xứng.
Đục bao sau: Đục bao là vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thuỷ tinh mà không ảnh hưởng đến lớp vỏ. Đục bao sau gây ra trường hợp dù đã mổ và thay thủy tinh thể nhân tạo vẫn có khả năng bị mờ trở lại. Tùy theo từng nguyên nhân, đục thủy tinh thể được xếp vào nhiều nhóm. Bước phân loại này rất quan trọng để tìm hướng điều trị.
Phân loại đục thủy tinh thể giúp bác sỹ điều trị bệnh hiệu quả
Phân loại thủy tinh thể dựa vào nguyên nhân bao gồm các loại:
- Đục thủy tinh thể do chấn thương: Tai nạn, hóa chất
- Đục thủy tinh thể do bệnh lý: Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp có thể gây đục thủy tinh thể
- Đục thủy tinh thể do thuốc: Dùng túy ý các loại thuốc nhỏ mắt nhất là các thuốc chứa Corticoid có thể gây đục thủy tinh thể
- Đục thể thuỷ tinh do tuổi già: Mắt bị lão hóa do tuổi tác dẫn đến giảm thị lực.
- Đục thể thuỷ tinh do bức xạ: Bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, bức xạ sóng ngắn của ánh sáng nguy hiểm phát ra từ màn hình máy tính, tivi…
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh
Biết các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nặng lên
Một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp có thể làm bệnh đục thủy tinh thể nặng lên vì vậy bạn cần kiểm soát tốt bệnh để đục thủy tinh thể không nặng lên. Để ngăn chặn đục thủy tinh thể nặng hơn hãy thử đổi kính hoặc sử dụng kính lúp khi phải đọc những dòng chữ nhỏ; Nên thay đổi chế độ ăn uống có chứa nhiều chất chống oxy hóa; Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời…
Bệnh đái tháo đường có thể khiến đục thủy tinh thể nặng lên
Phẫu thuật thay thủy tinh thể khi bệnh nặng lên
Phẫu thuật thay thủy tinh thể là biện pháp duy nhất để cải thiện thị lực khi đục thủy tinh thể nặng lên. Sau khi thăm khám kỹ toàn thân và mắt bệnh nhân sẽ giúp bác sỹ đưa ra quyết định khi nào nên mổ và mổ theo phương pháp nào.
Đục bao sau cũng là một trong những rủi ro thường gặp sau khi thay thủy tinh thể khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Nhưng tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng năng lượng của tia laser để phá vỡ phần mờ đục này.
Nếu thị lực của người bệnh suy giảm nặng nề hơn bạn có thể cần phải thay một loại kính nội nhãn khác, tuy nhiên điều này hiếm khi được chỉ định do chi phí cao và khả năng xuất hiện rủi ro lớn. Mặt khác, người đang mắc một số bệnh khác như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm màng bồ đào… thì việc thay thủy tinh thể không phải là tối ưu do không tác động được vào nguyên nhân gây bệnh.
Trong những trường hợp này, việc tìm đến giải pháp chứa các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có khả năng chống oxy hóa mạnh cũng mang đến nhiều hiệu quả, giúp làm giảm tình trạng mờ, nhòe khi bị đục thủy tinh thể, không làm bệnh tiến triển nặng lên nên không cần phải phẫu thuật.
Thùy Trang H+ ( Theo Wiki How)
Bình luận của bạn