Làm sao người bệnh đái tháo đường nhận biết được dấu hiệu biến chứng?

Người bệnh đái tháo đường cần cảnh giác với các thay đổi nhỏ về bản thân

Uống thuốc đái tháo đường bị tiêu chảy phải làm sao?

Đái tháo đường: HbA1C 5,2% đã bỏ thuốc Tây được chưa?

Đái tháo đường: 2 tháng bị sụt 4kg phải làm sao?

Mới bị đái tháo đường, đường huyết 8,1mmol/L cần giảm xuống bao nhiêu?

ThS.BS. Nguyễn Huy Cường, Nguyên Phó Trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương trả lời:

Chào bạn!

Trên thực tế, các dấu hiệu cảnh báo biến chứng đái tháo đường rất nhiều, rất đa dạng. Bạn có thể tưởng tượng từ đầu xuống chân, cơ thể chúng ta có bao nhiêu cơ quan, bộ phận thì biến chứng đái tháo đường có thể biểu hiện ở từng đó cơ quan, bộ phận.

Nguyên nhân là bởi bệnh đái tháo đường thường gây ra tổn thương tại các mạch máu lớn và nhỏ, do tình trạng đường huyết tăng cao lâu ngày không được kiểm soát. Ví dụ như nếu các mạch máu nhỏ tới nuôi răng lợi bị tổn thương, người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị rụng răng. Người bệnh đái tháo đường cũng có xu hướng hay bị viêm (viêm họng, viêm phổi, viêm đường tiết niệu…) do đường huyết trong cơ thể thường ở mức cao. 

Tùy vào từng cơ quan bị ảnh hưởng, bị biến chứng mà các triệu chứng biểu hiện có thể khác nhau. Ví dụ thường gặp nhất là tình trạng viêm, biến chứng thần kinh thường sẽ ảnh hưởng tới chân, khiến người bệnh bị tê bì, nhức mỏi, chuột rút, giảm cảm giác. Biến chứng thận có thể biểu hiện như thiếu máu, da tái xanh… 

 

Các triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo biến chứng đái tháo đường thường xuất hiện và trở nên trầm trọng dần theo năm tháng, theo tuổi tác. Do đó, nhiều người cao tuổi thường nhầm lẫn các triệu chứng cảnh báo biến chứng với dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên, điều này thực sự khá nguy hiểm vì nếu cứ chủ quan như vậy, các biến chứng đái tháo đường có thể tiến triển nặng hơn, không được điều trị và kiểm soát kịp thời.

Một số lời khuyên giúp bác chủ động phòng ngừa biến chứng như sau:

- Chủ động thường xuyên kiểm soát đường huyết tại nhà, nếu có điều kiện có thể mua cho bác máy đo đường huyết tại nhà là tốt nhất.

- Đi khám tối thiểu 1 tháng/lần nếu đường huyết không ổn định. Trong trường hợp đường huyết ổn định, đi khám 3 tháng/lần, đo đồng thời đường huyết, HbA1c và các xét nghiệm khác để đánh giá nguy cơ biến chứng đái tháo đường.

- Kết hợp tốt chế độ ăn uống, vận động và dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm một số sản phẩm để kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tốt hơn.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Sản phẩm đã có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị