Làm thế nào để cải thiện viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng thường đặc trưng bởi biểu hiện ngứa mũi, hắt xì liên tục không kiểm soát, chảy nước mũi…

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì để giảm triệu chứng?

Có cách nào cải thiện viêm mũi dị ứng tái phát không?

Những biện pháp tự nhiên giúp giảm viêm mũi dị ứng

Tôi nên làm gì để làm sạch cổ họng do viêm mũi dị ứng?

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm sau khi tiếp xúc với dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, khói, lông, tơ,... Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ tạo ra histamin, một chất hoá học tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại từ bên ngoài. Histamin chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng:

- Cơ địa nhạy cảm, thường do di truyền.

- Tiếp xúc dị nguyên qua đường hô hấp: Bụi, lông động vật, phấn hoa,...

- Dị ứng với thành phần của thuốc: Đặc biệt là kháng sinh như penicillin, aspirin, vaccine.

- Mất cân bằng dị ứng: Tiếp xúc ồ ạt với dị nguyên, vượt quá ngưỡng cho phép.

- Virus và vi khuẩn: Niêm mạc bị viêm nhiễm, hệ lông chuyển bị tê liệt, tăng tính phản ứng với dị nguyên. 

Điều trị viêm mũi dị ứng thế nào?

Hiện nay, các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng thường áp dụng bao gồm:

- Điều trị đặc hiệu: Là phương pháp thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của người bệnh thông qua biện pháp giải mẫn cảm. Nếu nguyên nhân gây dị ứng được xác định, người bệnh sẽ được đưa vào cơ thể chất chiết xuất từ dị nguyên (tương tự trong sản xuất vaccine) để giúp tạo kháng thể, từ đó thay đổi các đáp ứng của cơ thể với yếu tố dị nguyên.

- Điều trị bằng thuốc: Được sử dụng để giảm các triệu chứng của người bệnh nhưng thường chỉ khống chế hoặc giảm các triệu chứng trong một thời gian ngắn. Các loại thuốc được dùng trong viêm mũi dị ứng bao gồm: kháng sinh, steroids dạng uống hoặc xịt, thuốc co mạch, kháng histamin, kháng cholinergic...

- Phương pháp phẫu thuật: Chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hóa cuống mũi hoặc lệch vách ngăn, gai vách ngăn...

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng – giải pháp an toàn

Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng, chuyên gia khuyên rằng:

- Tăng cường miễn dịch: Đây là một trong những cách hiệu quả nhằm giảm viêm mũi dị ứng.

 

- Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Khi đã xác định được chất gây dị ứng thì nên hạn chế tiếp xúc. Nên đeo khẩu trang trong khu vực có nguy cơ tiếp xúc với dị nguyên.

- Bảo vệ tai mũi họng: Việc bảo vệ mũi họng tốt sẽ giúp giảm viêm mũi dị ứng.

Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu cải thiện và phòng tránh viêm mũi dị ứng, nhiều người đã sử dụng xịt mũi họng thảo dược chứa Hinokitiol, một thành phần chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol được biết đến như là một chất "vận chuyển" kẽm vào tế bào, ngăn chặn sự nhân lên của virus. Hinokitiol còn có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Không chỉ vậy, sản phẩm còn giúp phòng và điều trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi, viêm xoang...

Như vậy, để phòng và điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, cần tăng cường hệ miễn dịch, tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và bảo vệ tai mũi họng và sử dụng xịt mũi họng thảo dược chứa Hinokitiol hàng ngày.

Thanh Mai

 

Xịt mũi họng Khiết Thanh - Hết xoang, sạch họng, an toàn, kháng viêm

Xịt mũi họng Khiết Thanh chứa thành phần chính là Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ. Hinokitiol được nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới chứng minh tác dụng chống virus, nấm mốc, vi khuẩn.

khiet-thanh620

Tiếp thị và phân phối bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530

CVQC: 010922/VB

*sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng