Làm thế nào để giảm đau khớp nhanh chóng, an toàn không cần dùng thuốc?
Ăn và không nên ăn gì khi bị đau thắt lưng?
10 cách giảm đau cho bệnh nhân viêm khớp trong ngày lạnh
Giảm đau đầu bằng các loại trà thảo dược
Tại sao tập yoga giúp mẹ bầu giảm đau và dễ sinh hơn?
Dầu cá (2.000 mg mỗi ngày)
Omega-3 trong dầu cá đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, giảm đau cơ xương khớp và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Uống dầu cá khi đói gây ra vị tanh khó chịu và cảm giác khó tiêu ở một số người. Để giảm thiểu các tác dụng phụ tiềm tàng, nên uống dầu cá trong bữa ăn.
Lưu ý: Dầu cá khi uống chung với thuốc hạ áp có sự tương tác, làm tăng cường hiệu quả hạ huyết áp quá mức, khiến huyết áp bị hạ xuống quá thấp gây chóng mặt, mất thăng bằng. Do vậy, không nên uống chung thuốc hạ áp với dầu cá. Bên cạnh đó, liều cao của dầu cá gây ra tác dụng kháng tiểu cầu và làm đông máu. Vì lý do này, không nên dùng chung dầu cá với các thuốc chống đông máu hoặc thuốc ức chế tiểu cầu như Coumadin, Plavix hay Lovenox.
Củ nghệ (1.000 mg mỗi ngày)
Củ nghệ có chứa curcumin, là một hoạt chất chống viêm, giảm sưng, chống oxy hóa và chống ung thư hiệu quả. Nghệ được xem là giải pháp tự nhiên thay thế cho các loại thuốc chống viêm không steroid để điều trị viêm nhiễm, các bệnh thoái hóa thần kinh mạn tính và viêm khớp.
Lưu ý: Nghệ là một thực phẩm an toàn cho sức khỏe khi dùng liều không được vượt quá khuyến cáo. Nghệ có tác dụng làm loãng máu, vì thế những người dùng thuốc chống đông máu không nên ăn nghệ.
Enzymes proteolytic (500mg, 3 lần mỗi ngày)
Theo các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa (Iran), các enzyme proteolytic thuỷ phân protein như papain từ đu đủ và bromelin từ lõi quả dứa có khả năng giảm đau, chống viêm, điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có gout.
Sử dụng sản phẩm bổ sung papain hay bromelin với liều lượng thích hợp và uống nhiều nước sẽ giúp giảm cơn đau do bệnh xương khớp nhanh chóng.
Lưu ý: Bromelain trong dứa có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những quả dứa xanh thì tỷ lệ chất bromelain rất cao. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu thường nghén, thèm ăn những quả chua nhưng nên tránh ăn dứa. Ăn quá nhiều dứa xanh dễ gây sảy thai. Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng và đang bị bệnh dạ dày cũng không nên bổ sung enzyme bromelain.
MSM (2.000 - 8.000 mg mỗi ngày)
MSM (Methyl sunlonyl methane) là một hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh, thuộc nhóm hóa chất Sulfone không mùi, màu trắng, hòa tan cao trong nước nóng và trong nhiều loại dung môi hữu cơ. Như đã biết, lưu huỳnh là khoáng chất nhiều thứ tư trong cơ thể con người nên MSM cũng đóng một vai trò quan trọng cho nhiều chức năng trong cơ thể. Khi vào cơ thể, MSM giúp phục hồi tính linh hoạt và tính thấm của màng tế bào, cho phép chất lỏng đi qua các mô một cách dễ dàng. Điều này có nghĩa rằng các tế bào có thể nhanh chóng thải loại các chất cặn bã liên tục được tạo ra bên trong tế bào, đồng thời các tế bào cũng có thể hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. MSM là một chất giải độc mạnh mẽ cho phép các chất có hại như acid lactic và các chất độc khác chảy ra khỏi các tế bào trong các khớp và cơ bắp, do đó cân bằng áp lực và loại bỏ các nguyên nhân gây đau đớn, điều này ngăn cản sự tích tụ áp lực trong các tế bào gây viêm. Lưu huỳnh chứa trong MSM cũng là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất glutathione - chất chống oxy hoá và giải độc mạnh của cơ thể.
Lưu ý: Tác dụng phụ của MSM thường nhẹ, không đáng kể. Các tác dụng phụ hiếm gặp thường là: Dị ứng, đau bụng, buồn nôn, buồn ngủ và nhức đầu.
Magne (400 - 500mg mỗi ngày)
Khoáng chất này đôi khi được gọi là “chất giúp thư thái” bởi vì chúng có thể giúp giúp các cơ bắp thư giãn và giảm căng thẳng.
Lưu ý: Calci và phospho giảm hấp thu magne tại ruột non nên không được bổ sung các chất này cùng một lúc. Trong trường hợp buộc phải bổ sung cả magne và calci, nên dùng magne trước rồi mới dùng calci (cách nhau ít nhất 4 tiếng). Người già bổ sung nhiều magne sẽ làm tăng magne máu, gây buồn nôn, nôn thậm chí dẫn đến tử vong.
Bình luận của bạn