Phụ nữ thường hoang tưởng là chỉ dùng lời nói có thể "cải tạo" được một người đàn ông
8/3 - Hãy lắng nghe điều phụ nữ thực sự mong muốn!
Đàn ông và đàn bà... trong mơ
Đàn ông nói chuyện để được sex, đàn bà sex để được nói chuyện
Đàn ông tiếc vì quá chậm, đàn bà buồn vì quá nhanh
Theo các nhà nghiên cứu về phụ nữ, phụ nữ nói nhiều là do cơ cấu tổ chức não bộ của họ có một vùng nhận thức và phát triển ngôn ngữ mạnh hơn nam giới. Lý do thứ hai là họ phải quán xuyến công việc trong nhà - những việc ít khi được "tính công" nên họ hay kêu ca, phàn nàn là điều dễ hiểu. Nếu đàn ông phải đảm nhiệm những việc đó chắc cũng sẽ nói nhiều chẳng kém.
Không có thuốc trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên nếu cả hai phía người nói và người nghe có thiện chí một chút thì hoàn toàn có thể hạn chế nó.
Người nói
1. Chỉ nên nói một lần
Các nhà tâm lý cho rằng người vợ khôn ngoan nói cái gì chỉ nói một lần thôi. Nếu điều đó không theo ý mình thì cũng không nói đi nói lại.
Không có gì hoang tưởng hơn là chỉ dùng lời nói mà có thể cải tạo được một người đàn ông
Người ta nhận thấy nếu vợ nói nhiều sẽ đẩy chồng vào một trong ba trạng thái. Một là anh ta sẽ trở thành người lầm lì, mà những người lầm lì tính hay cục (có xu hướng bạo lực). Hai là anh ta cũng nói nhiều, lời qua tiếng lại, chuyện bé xé ra to có thể xảy ra "đại chiến". Ba là anh ta "trơ trơ", lời nói của bạn sẽ như "nước đổ đầu vịt", chẳng có tác dụng gì nữa, không bằng người nói ít nhưng nói câu nào thấm câu ấy.
2. Nhìn vào mặt tốt của đối phương
Trong mắt các bà vợ, dường như ông chồng nào cũng có đầy rẫy khuyết điểm, vì thế "căn bệnh" nói nhiều ở người vợ càng trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, không phải đàn ông chỉ toàn điều chưa tốt. Tại sao bạn không nhìn vào mặt tốt của chồng để cảm thấy thoải mái và bao dung hơn trước những sai lầm của họ? Hãy khen ngợi, bày tỏ sự ngưỡng mộ khi họ thành công, hay động viên, khích lệ nếu họ "chẳng may" làm sai điều gì. Bởi lẽ, đàn ông khi được cảm thấy tôn trọng thì dù bạn có bắt "vượt 7 ngọn núi" họ cũng làm. Như vậy, bạn chẳng cần nói nhiều mà vẫn có thể "sai khiến" được chàng.
Người nghe
1. Học cách lắng nghe
Hãy để vợ của bạn tự kết thúc điều mà cô ấy đang nói. Nếu có vấn đề, bạn cũng không nên ngắt lời thường xuyên, hãy tìm ra cách nào đó để nhớ và giữ yên lặng.
"Kẻ nói phải có người nghe"
Sau một vài lần bạn lặng thinh như vậy, người nói sẽ cảm thấy ngạc nhiên. Đến một lúc nào đó cô ấy sẽ nhận ra rằng nói nhiều cũng chẳng để làm gì và từ lần sau sẽ tiết chế hơn.
2. Tăng vốn từ
phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông là do họ có nhiều xúc cảm hơn đàn ông và hạnh phúc hơn khi nói về cảm giác của họ. Trong não phụ nữ có một "đường cao tốc" với 8 làn xe chạy để diễn tả tình cảm, trong khi đàn ông chỉ có một con đường mòn nhỏ hẹp dành cho điều đó.
Thế nên nhiều ông chồng phát điên vì những câu hỏi như: Anh có còn yêu em không? Em có xinh không? Anh có thấy em lên cân không?... Nếu chỉ dùng vài từ ngắn gọn để trả lời cho qua quýt thì thể nào cũng làm mếch lòng vợ và càng làm cô ấy nói nhiều, tra hỏi nhiều hơn. Những lúc này, đàn ông nên tăng vốn từ của mình, chuẩn bị sẵn các mẫu câu nghe thì có thể sáo rỗng, nhưng lại hiệu quả vô cùng, ví dụ như: Nếu như thế này không phải là yêu thì anh không biết tình yêu là gì nữa; Em không hề xinh, chỉ đẹp thôi; Anh thấy vóc dáng của em tuyệt vời rồi, nếu có lên cân thì lại càng tuyệt hơn...
3. Hài hước
Cách tốt nhất để "bịt miệng" người nói nhiều là hãy làm cho mọi chuyện trở nên hài hước. Làm bất cứ điều gì để cô ấy thấy rằng những điều cô ấy nói làm bạn cảm thấy thú vị chứ không phải là bực bội, ức chế, muốn cãi vã. Sự hài hước sẽ làm dịu nhẹ bầu không khí căng thẳng và làm tâm trạng của cô ấy khá hơn.
4. Tránh voi chẳng xấu mặt nào
Ba mươi sáu nước, chuồn là thượng sách
Nếu thấy tình hình quá căng thẳng, bạn hãy tạm tránh mặt đi. Tuy nhiên, lạm dụng kế này nhiều quá nó sẽ làm cho cô ấy càng thêm giận dữ hơn. Bạn chỉ nên tạm lánh đến một thời điểm nhất định rồi dũng cảm đối mặt với sự thật. Bạn cũng nên giải thích cho cô ấy hiểu rằng việc bạn lánh đi là để cho cô ấy nguôi giận, chờ tới lúc bình tĩnh để nói chuyện tiếp.
5. Thoả hiệp đình chiến
Nên nhớ là thoả hiệp chứ không phải đồng ý. Nghĩa là bạn nên trả lời theo kiểu nước đôi, không bác bỏ nhưng cũng không hoàn toàn chấp nhận. Thậm chí bạn còn có thể đòi hỏi cô ấy tiếp tục ra lệnh, yêu cầu. Lúc ấy vợ bạn sẽ nhận ra rằng những đòi hỏi của cô ấy là vô lý không có tính khả thi. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, không nên cam kết hoặc hứa hẹn thực hiện những điều mà bạn không muốn làm. Vì nó có thể trở thành một ràng buộc với bạn sau này.
6. Giữ vững lập trường
Khi cô ấy nêu ra những quan điểm cá nhân về một việc gì đó và bắt bạn làm theo, nếu bạn có một ý kiến khác đúng đắn và có phần trăm thành công lớn hơn, thì hãy kệ cô ấy nói gì thì nói, bạn phải giữ vững lập trường. Có thể điều này sẽ làm vợ bạn tức điên, tuy nhiên, nếu công việc có kết quả tốt thì lần tới, nàng sẽ không còn nhiều lời bắt bẻ bạn nữa.
Với những quyết định mạo hiểm, không chắc chắn thành công, thì bạn không nên áp dụng cách này.
Bình luận của bạn