Làm xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm HbA1c giúp bạn biết mình có đang kiểm soát đường huyết tốt hay không

Người bệnh đái tháo đường có uống được câu kỷ tử không?

Kiểm soát đái tháo đường: 5 loại trà giúp ngăn đường huyết tăng cao

Người bệnh đái tháo đường có ăn chuối được không?

Đái tháo đường: 6 lời khuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề về da

Trả lời:

Chào bạn!

Về câu hỏi “có cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm HbA1c không”, chuyên gia xin giải đáp như sau:

Không giống như các xét nghiệm đường huyết khác, xét nghiệm HbA1c sẽ không cần nhịn ăn trước khi thực hiện. Nguyên nhân được giải thích như sau: HbA1c được hình thành nhờ sự gắn kết giữa đường glucose và thành phần hemoglobin của tế bào hồng cầu máu. Do đó, HbA1c sẽ tồn tại song song với đời sống của hồng cầu, tức là khoảng thời gian 3 tháng.

Xét nghiệm HbA1c phản ánh mức kiểm soát đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng, thay vì cho thấy ngay chỉ số đường huyết ở một thời điểm cụ thể. Do đó, chỉ số này không bị phụ thuộc vào chế độ ăn. Người bệnh vẫn có thể ăn uống trước khi thực hiện xét nghiệm.

Bạn vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi làm xét nghiệm HbA1c

Bạn vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi làm xét nghiệm HbA1c

Việc không phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm không phải là ưu điểm duy nhất của xét nghiệm HbA1c. Theo đó, nếu việc tập thể dục hay căng thẳng, stress quá mức trước khi đo đường huyết có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của các xét nghiệm thông thường, những yếu tố này sẽ không ảnh hưởng tới xét nghiệm HbA1c. Do đó, bạn sẽ có được “thước đo” chính xác hơn về khả năng kiểm soát đường huyết của mình.

Ý nghĩa của kết quả đo HbA1c

Nhìn chung, chỉ số HbA1c sẽ cho bạn biết chỉ số đường huyết của mình đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đái tháo đường.

 

- Mức đường huyết của bạn là bình thường (tối ưu) nếu dưới 5,7%.

- Bạn có thể bị tiền đái tháo đường nếu chỉ số trong khoảng từ 5,7 - 6,4%.

- Bạn có thể được chẩn đoán mắc đái tháo đường nếu chỉ số từ 6,5% trở lên.

Đối với người đã mắc bệnh, HbA1c dùng để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết và nguy cơ biến chứng đái tháo đường của người bệnh. Theo đó, chỉ cần HbA1c tăng 1% có thể làm tăng 30% nguy cơ biến chứng đái tháo đường.

Giải pháp giảm HbA1c, hạn chế nguy cơ biến chứng đái tháo đường

Để giảm HbA1c, người bệnh cần kiểm soát tốt cả đường huyết lúc đói (dưới 7mmol/L) và đường huyết sau ăn (dưới 10mmol/L), hạn chế đường huyết tăng giảm thất thường. Do đó, người bệnh cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa thay đổi chế độ ăn, vận động, quản lý căng thẳng và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, sử dụng thảo dược cũng là phương pháp hiệu quả để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và HbA1c.

Có hơn 30 loại thảo dược được sử dụng trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường, nhưng để tác dụng hỗ trợ nhanh trong việc ổn định đường huyết, giảm HbA1c phải kể đến lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá… Đây là sự lựa chọn đáng lưu tâm cho người bệnh đái tháo đường.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Dược sỹ Yên Hoa

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị