Thuốc điều trị đái tháo đường có gây hại dạ dày không?
SUCKHOE+ | Nhiều người bệnh đái tháo đường thường gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu… Nguyên nhân của tình trạng này có thể do các thay đổi trong chế độ ăn uống, cũng có thể là do ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị bệnh.
Trên thực tế, một số loại thuốc Tây y được sử dụng để giảm đường huyết cho người bệnh đái tháo đường có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định tới đường ruột. Do đó, các bác sỹ thường sẽ bắt đầu kê đơn từ liều thấp và tăng liều từ từ để bạn có thể làm quen khi mới dùng thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc đái tháo đường đến dạ dày
Metformin
Metformin - đây là loại thuốc đầu tiên thường được kê đơn để giúp người bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ như ợ nóng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Một số loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây ra triệu chứng ợ nóng, buồn nôn
Theo BS. Ralph DeFronzo từ Đại học Texas (Mỹ): “Metformin là loại thuốc tôi kê cho gần như tất cả người bệnh của mình. Một số người có phàn nàn về các triệu chứng như tiêu chảy, cảm giác khó chịu ở bụng. Trong số đó, có 5 - 10% người bệnh không thể chịu được các tác dụng phụ này của thuốc”.
Thông thường, thuốc metformin sẽ được các bác sỹ bắt đầu kê ở liều thấp, sau đó tăng dần liều dùng trong vài tuần (nếu cần). BS. Irl Hirsch từ Đại học Washington (Mỹ) cho biết ông thường bắt đầu kê đơn metformin ở liều 500mg/ngày.
Để cải thiện các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, giảm tác động của thuốc tới dạ dày, các chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường có thể uống thuốc gần bữa ăn, tránh uống thuốc khi bụng đói.
Trong trường hợp các triệu chứng quá khó chịu, bạn có thể trao đổi với bác sỹ về việc giảm liều thuốc, hoặc chuyển sang dùng các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác.
Một số loại thuốc điều trị đái tháo đường từ nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
Nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Do đó, các loại thuốc này có thể khiến người bệnh đái tháo đường cảm thấy no, hơi khó chịu khi không quen.
Để cải thiện tình trạng này, các bác sỹ thường bắt đầu kê đơn từ liều thấp. Ngoài ra, thời điểm dùng thuốc cũng có thể có ảnh hưởng. Thông thường, nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 nên được uống trong khoảng 30 - 45 phút trước khi ăn. Tuy nhiên, nếu chưa quen, bạn có thể dùng thuốc gần bữa ăn để không cảm thấy khó ăn khi luôn thấy no.
Giải pháp hạn chế tác dụng phụ của thuốc đái tháo đường trên dạ dày
Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc đái tháo đường nói chung và tác dụng phụ trên dạ dày nói riêng, giải pháp kết hợp thuốc Tây y với sự hỗ trợ từ sản phẩm thảo dược được đánh giá cao. Điều này sẽ giúp người bệnh:
- Hạn chế sự phụ thuộc sớm vào thuốc Tây và hỗ trợ sử dụng thuốc Tây với liều thấp nhất.
- Hỗ trợ giảm thiểu tác dụng của thuốc trên gan, thận, dạ dày.
Y học cổ truyền nước ta ghi nhận hơn 30 dược liệu tốt cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, tác dụng nổi bật trong kiểm soát đường huyết phải kể đến lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá… Đây là giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường trong quá trình sống chung với bệnh.
Vi Bùi (Lược dịch theo Eatingwell)
TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết
Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.
TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Bình luận của bạn