Người bệnh đái tháo đường có ăn chuối được không?

Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn chuối mà không khiến đường huyết tăng lên quá cao

HbA1c 9,1% có cao không và có cách nào để hạ?

Ngứa khắp mình mẩy có phải do bệnh đái tháo đường không?

Thường xuyên bị hạ đường huyết dưới 4mmol/L cần làm gì?

Tiên lượng sống của người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối như thế nào?

Chuối có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

Giống như nhiều loại quả khác, chuối cũng chứa nhều chất xơ, các khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, chuối chứa nhiều kali - một loại khoáng chất nổi tiếng với khả năng giúp giảm huyết áp, giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Đặc biệt, lượng chất xơ dồi dào trong chuối có thể giúp ích cho người bệnh đái tháo đường type 2. Theo đó, chất xơ có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn cân bằng đường huyết.

Ngoài ra, khi ăn vài lát chuối với sữa chua hoặc các món sinh tố, bạn cũng có thể bổ sung folate cho cơ thể. Đã có nghiên cứu chỉ ra folate có thể giúp làm giảm chỉ số HbA1c, có thể “đảo ngược” tình trạng kháng insulin.

3 lưu ý khi ăn chuối cho người bệnh đái tháo đường

Nên ăn chuối cùng các món khác

 

Cách đơn giản nhất để làm chậm quá trình tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu carbohydrate (như chuối) là kết hợp chúng với các thực phẩm khác giàu chất béo và protein. Các dưỡng chất này thường được cơ thể tiêu hóa chậm hơn, từ đó khiến đường huyết sau ăn không tăng lên quá nhanh.

Ví dụ, bạn có thể kết hợp chuối với món sữa chua Hy Lạp hoặc bơ đậu phộng/bơ lạc để ăn trong bữa sáng hoặc các bữa ăn nhẹ trong ngày.

Chỉ ăn nửa quả chuối

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng 1/2 quả chuối lớn đã chứa tới 15gr carbohydrate. Do đó, người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn nửa quả chuối mỗi lần, tránh ăn nhiều hơn có thể khiến đường huyết tăng cao.

Bạn có thể dùng dao để cắt đôi quả chuối, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín nửa quả chuối rồi cất trong tủ lạnh. Điều này sẽ giúp bảo quản chuối tốt hơn tới lần ăn tiếp theo.

Nên chọn chuối xanh

Khi chuối chín, tinh bột kháng tiêu hóa trong loại quả này có thể chuyển thành đường. Điều này có nghĩa là chuối chín sẽ có hàm lượng đường cao hơn, dễ khiến đường huyết tăng cao hơn. Do đó, người bệnh đái tháo đường có thể chọn ăn chuối xanh vì chúng không chứa nhiều đường, nhưng vẫn có đủ lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết. Có thể chế biến được nhiều món ăn từ chuối xanh để bạn có thể thưởng thức.

Vi Bùi (Theo Thehealthy)

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng