Bí mật hậu trường sản xuất vaccine Pfizer

Cuốn sách là câu chuyện hậu trường độc quyền của người trong cuộc về cuộc chạy đua của Pfizer

Hành trình phát triển "chưa từng có trong lịch sử" của vaccine AstraZeneca

Giận dưới góc nhìn của Đạt Lai Lạt Ma

Xét nghiệm máu tiết lộ những điều gì về sức khỏe?

Ngàn mặt trời rực rỡ: Câu chuyện của tình yêu và hy vọng

Cuốn sách là những lời tự thuật của TS Albert Bourla - Chủ tịch HĐQT & CEO của công ty dược phẩm hàng đầu Pfizer. Ông cũng là người lãnh đạo dự án sản xuất vaccine Pfizer mà khi đó, được chính quyền Trump kỳ vọng đặt với cái tên: Dự án thần tốc.

Sở dĩ gọi đó là Dự án thần tốc bởi khi ấy, nhu cầu tạo ra vaccine phòng ngừa COVID-19 như một cuộc chạy đua. Như TS Albert Bourla chia sẻ: “Trong những tình huống như thế này, với rất nhiều sinh mạng đang bị đe dọa, tài chính nên nằm phía dưới trong danh sách các vấn đề ưu tiên”. Không gì khác, sự ưu tiên đó chính là tạo ra một loại vaccine mới có thể chống lại COVID-19.

Một dự án để tạo ra vaccine đáng lẽ phải tốn 8-9 năm nhưng Pfizer đã tạo ra một kỳ tích chỉ trong 8-9 tháng. Ngày 11/1/2020, trình tự gene của Coronavirus mới, sau này được đặt tên là SARS-CoV-2 được công bố trên Genbank, một kho lưu trữ quốc tế dành cho các nhà khoa học trên khắp thế giới. Tác giả cho biết: "Tháng 3/2020, khi chúng ta quyết định theo đuổi vaccine COVID-19, rất ít người tin rằng chúng ta có thể tạo ra một sản phẩm trong vòng chưa đầy 1 năm và đảm bảo được sự phê duyệt đầy đủ của FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ) trong vòng chưa đầy 18 tháng”.

Dự án Tốc độ ánh sáng có sự cộng tác với BioNTech để biến điều không thể thành có thể. Trong suốt 9 tháng, công ty đã đưa ra hàng trăm quyết định khó khăn. Điều nổi bật nhất là quyết định sử dụng công nghệ mRNA để phát triển vaccine COVID-19. Bởi trong khi lựa chọn của số đông là không sử dụng mRNA mà lựa chọn nền tảng công nghệ truyền thống. Công nghệ này hứa hẹn sự nhanh chóng và lý tưởng trong bối cảnh bấy giờ, nhưng chưa được chứng minh. Vì vậy, đây như một sự đánh cược đầy rủi ro, phức tạp và cần nhiều sự can đảm, thận trọng và đầy áp lực. Nếu thành công, đây không chỉ là vaccine COVID-19 đầu tiên mà còn là vaccine mRNA đầu tiên trên thế giới.

Những câu hỏi liên tục ập đến đối với người lãnh đạo Pfizer và toàn bộ những người trong cuộc. Đó là áp lực về thời gian trong sự hợp tác của 2 công ty, việc phát minh thiết kế và đặt hàng các thiết bị pha chế công nghiệp dùng riêng trong công nghệ mRNA để sản xuất vaccine, việc làm thế nào để nhanh chóng tạo được sự đồng thuận giữa các bên liên quan để sớm có được quyết định thống nhất trong từng khâu đoạn, việc chọn địa điểm và đối tượng thử nghiệm vaccine, việc giám sát mức độ an toàn và hiệu lực vaccine. Đó cũng là những chi phí tiền bạc khổng lồ, nhưng người đứng đầu dự án luôn khẳng định: Thời gian mới là điều quan trọng, “thời gian là sự sống” và mỗi ngày bị trì hoãn tương đương với sự mất đi nhiều sinh mạng.

Sau thời gian “nín thở” chờ các dữ liệu theo dõi về tính an toàn và hiệu lực vaccine, cuộc thử nghiệm vaccine với hơn 46.000 người tham gia tại 153 cơ sở lâm sàng ở 6 quốc gia vào cuối tháng 7/2020 cuối cùng cũng được minh chứng cho “quả ngọt”. Ngày 8/11/2020, nghiên cứu được đánh giá là thành công, sau đó được đưa đến đưa đến FDA và yêu cầu xin Cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Ngày 2/12/2020, Anh trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech, đây cũng là sự phê duyệt vaccine mRNA COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Giấy phép Sử dụng khẩn cấp vaccine mRNA COVID-19 tại Hoa Kỳ được FDA cấp 9 ngày sau đó – 11/12/2020. Tiếp đến là Israel, Liên minh châu Âu. Ngày 31/12/2020, WHO cấp giấy chứng nhận vaccine đạt chuẩn. Đây cũng là loại vaccine đầu tiên được từng quốc gia, tổ chức này phê duyệt. Chỉ trong những tuần sau đó, vaccine COVID-19 của họ đã được phê duyệt và phân phối ở hơn 100 quốc gia. Đó là niềm vui sướng tột cùng sau những ngày tháng nỗ lực và bền bỉ.

Cuốn "Moonshot - Kỳ tích Pfizer: 9 tháng chạy đua biến điều không thể thành có thể" là một cái nhìn cận cảnh đầy hấp dẫn, cung cấp cho người đọc đầy đủ thông tin về lịch sử vaccine Pfizer: Từ bối cảnh của Dự án thần tốc tạo ra vaccine COVID-19 Pfizer, đến những nghi ngờ, quyết định và trở ngại mà dự án gặp phải trong quá trình tạo, thử nghiệm và sản xuất vaccine COVID-19. Thành công của Pfizer không phải do may mắn mà là do sự chuẩn bị được thúc đẩy bởi 4 giá trị: Dũng cảm, xuất sắc, công bằng và vui vẻ để tạo ra đột phá khoa học với tốc độ kỷ lục, được ví như moonshot - một kỳ tích phi thường. Giống như chuyến bay phóng tới mặt trăng của Kennedy, công việc phát triển thuốc mới chống lại COVID-19 của Pfizer thực sự là một kỳ tích. Bên cạnh đó, đây còn là câu chuyện thành công của một doanh nghiệp dược phẩm, hàm chứa những bài học lớn cho tất cả các nhà quản trị, lãnh đạo tổ chức và các quốc gia.

Cuốn sách "Moonshot - Kỳ tích Pfizer: 9 tháng chạy đua biến điều không thể thành có thể" do Alpha Books phát hành.

Nguyễn Thanh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết