Tại sao không nên nuôi cú làm thú cưng?

Nhiều chuyên gia cho rằng, cú không phải là loài động vật thích hợp để nuôi làm cảnh.

“Sen” có nên nuôi sóc bay Úc làm thú cưng?

Độ tuổi trung bình của các loài thú cưng phổ biến

Làm thế nào để nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực giữa trẻ và thú cưng?

Mèo liệu có thông minh hơn chó?

Theo đó, việc nuôi cú trong “môi trường gia đình” là không khả thi và không phù hợp bản năng của chúng. Cú là loài động vật hoang dã với các đặc điểm sinh học và hành vi tiến hóa đặc trưng, hoàn toàn trái ngược với môi trường sống nhân tạo. Cụ thể, dưới đây là 6 lý do không nên nuôi cú trong nhà:

1. Cú là loài động vật ăn thịt

Việc nuôi cú đòi hỏi chế độ dinh dưỡng đặc trưng, bao gồm việc cung cấp thịt tươi sống hàng ngày do bản năng ăn thịt của chúng. Mặc dù các loài chim săn mồi nuôi nhốt thường được cho ăn thịt đông lạnh đã rã đông nhưng quy trình chuẩn bị và xử lý thịt sống có thể gây khó khăn cho nhiều người.

Cú không tiêu thụ các loại thịt chế biến sẵn mà chỉ ăn các con mồi nguyên con, chủ yếu là động vật gặm nhấm. Vì vậy việc lưu trữ các loại thức ăn này cùng với thực phẩm gia đình trong tủ đông có thể tạo ra những bất tiện. Thêm vào đó, tập tính ăn của cú khá “bừa bộn”. Chúng xé nhỏ con mồi để ăn và việc dọn dẹp sau mỗi bữa ăn là của người nuôi.

Trong môi trường tự nhiên, cú săn bắt các loài gặm nhấm nhỏ dựa vào thính giác và thị giác nhạy bén, với cấu trúc tai đặc biệt giúp chúng định vị con mồi chính xác. Bản năng săn mồi này vẫn tồn tại ở cú nuôi nhốt, thúc đẩy chúng ăn một cách mạnh mẽ. Hơn nữa, chúng thường cắm móng vuốt sắc nhọn vào thức ăn, kể cả tay người cho ăn, tiềm ẩn nguy cơ gây thương tích cho những người không có kinh nghiệm chăm sóc loài chim này.

2. Cú cần nhiều không gian

Để nuôi cú, người nuôi cần cung cấp cho chúng một không gian sống rộng rãi, vượt xa kích thước lồng chim thông thường. Chuồng nuôi phải kiên cố, được xây dựng bằng vật liệu dây thép chắc chắn để đảm bảo an toàn cho cú vì nuôi thả tự do cú trong nhà tiềm ẩn nguy cơ gây hư hại tài sản do bản năng tự nhiên như đã đề cập.

“Tắm rửa” cũng là một nhu cầu sinh học quan trọng của cú, giúp duy trì khả năng săn mồi. Trong môi trường nuôi nhốt, cần cung cấp khu vực tắm đủ lớn và đảm bảo vệ sinh nguồn nước.

Bên cạnh đó cú không phải là loài vật dễ thuần hóa và việc hình thành mối liên kết với chúng rất khó khăn. Dù cú có thể quen với sự hiện diện của con người nhưng bản chất của cú là một loài động vật hoang dã và ít có khả năng đáp lại tình cảm như các loài thú cưng thông thường.

3. Nuôi cú cũng cần giấy phép

Việc nuôi cú tại Việt Nam có thể cần giấy phép tùy vào loài cụ thể và mục đích nuôi. Nhiều loài cú thuộc cú mèo (Tyto alba), cú vọ (Bubo spp) nằm trong danh mục động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Do đó, để nuôi hợp pháp, người nuôi cần xin giấy phép từ Chi cục Kiểm lâm, đồng thời chứng minh được nguồn gốc của loài vật.

Nếu nuôi không phép, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 07/2022/NĐ-CP hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 234, 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Vì vậy, trước khi nuôi cú, người dân nên tìm hiểu kỹ và đăng ký đầy đủ để tránh rủi ro pháp lý.

Một hội nhóm chia sẻ về cách chăm sóc mà mua bán chim cú mèo trên Facebook với gần 7000 thành viên - Ảnh chụp màn hình

Một hội nhóm chia sẻ về cách chăm sóc mà mua bán chim cú mèo trên Facebook với gần 7000 thành viên - Ảnh chụp màn hình

4. Cú là loài sống về đêm

Cú sống chủ yếu vào ban đêm, với các hành vi kiếm ăn và giao tiếp diễn ra phần lớn đều trong điều kiện ánh sáng yếu. Khác với nhiều loài chim khác, cú phát ra tiếng kêu vào ban đêm, đặc biệt gia tăng tần suất trong giai đoạn sinh sản. Do đó, việc nuôi nhốt một cá thể cú sừng lớn như Bubo virginianus trong môi trường ngoài trời có thể dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn vào ban đêm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự yên tĩnh của khu dân cư, đặc biệt khi tiếng kêu diễn ra liên tục trong thời gian dài như suốt tháng 10.

5. Có nhiều hạn chế về dịch vụ chăm sóc

Khi nuôi một chú chó hoặc mèo, chủ nuôi có thể dễ dàng tìm kiếm sự hỗ trợ từ các “khách sạn” thú cưng khi đi công tác hoặc du lịch dài ngày. Nhưng nuôi cú là một thách thức đặc biệt, vượt ra ngoài khả năng của phần lớn những người chăm sóc thú cưng thông thường. Việc tìm kiếm một cá nhân sẵn lòng thực hiện các thao tác như rã đông động vật đông lạnh để làm thức ăn hay cung cấp thức ăn cho cú rồi sau đó xử lý các chất thải từ thực phẩm là không hề dễ dàng.

6. Cú rất “bừa bộn”

Cú là loài chim có tập tính thải chất thải với tần suất lớn và ở nhiều vị trí khác nhau. Khác biệt với vẹt chủ yếu tiêu thụ thực vật, phân của cú chứa các sản phẩm bài tiết từ quá trình tiêu hóa thịt, dẫn đến mùi khó chịu hơn.

Bên cạnh đó, chúng còn có hành vi nôn ra các thành phần khó tiêu hóa như xương và lông từ con mồi. So với các loài chim khác, cú được đánh giá là loài có xu hướng tạo ra môi trường sống lộn xộn nhất.

Việc nuôi nhốt cú đòi hỏi người chăm sóc phải thường xuyên vệ sinh khu vực nuôi để loại bỏ phân, viên nôn, lông và các mảnh vụn thức ăn. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng cú không phù hợp để nuôi làm thú cưng.

 
Hà Chi (Theo The SprucePets)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn cùng nhà