Loài rắn hữu dụng trong y học cổ truyền

Các bộ phận cơ thể rắn đều được sử dụng để làm thuốc

"Quỳ viên gia học" - tư liệu quý về y học cổ truyền

Cấy chỉ: Bước tiến mới trong điều trị bằng Y học cổ truyền

Ưu thế của y học cổ truyền trong điều trị trầm cảm

Đắk Nông: Tiềm năng phát triển vùng dược liệu, khám chữa bệnh y học cổ truyền

Đối với người Việt Nam, rắn không phải là loài vật thân thiện với con người. Nhiều câu tục ngữ, thành ngữ sử dụng hình ảnh con rắn tượng trưng cho cái xấu, những điều hiểm độc. 

Tuy nhiên, đa số loài rắn không gây hại cho con người. Tính đến năm 2022, giới khoa học phát hiện hơn 3000 loài rắn, trong đó có 600 loài có nọc độc, nhưng chỉ 200 loài có thể gây thương vong cho con người. Thay vào đó, loài động vật máu lạnh này lại góp phần kiểm soát các loài gặm nhấm như chuột phá hoại mùa màng, duy trì cân bằng hệ sinh thái và đóng góp giá trị về y học. 

Chào đón năm Ất Tỵ, cùng tìm hiểu về những vị thuốc có nguồn gốc từ rắn được ông cha ta sử dụng hàng đời nay. 

Theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch TW Hội Đông y Việt Nam, rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục, rắn ráo đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Các bộ phận được Đông y sử dụng phổ biến nhất gồm mật rắn, thịt rắn, da rắn, mỡ rắn, xương rắn:

Mật rắn 

Theo Đông y mật rắn có vị ngọt, cay và đặc biệt không đắng

Theo Đông y mật rắn có vị ngọt, cay và đặc biệt không đắng

Theo Đông y, mật rắn có vị đắng, cay, tính hàn, có thể giảm đau, giảm ho, chống viêm, làm hạ hỏa và tiêu đờm do nhiệt gây ra. Mật rắn cũng giúp tan máu bầm nên được ngâm rượu để chữa chứng nhức xương, phong thấp. Dùng 1-2 túi mật ngày.

Thịt rắn

Thịt rắn chứa nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể như Leucin, lysine, arginin, valin… Theo Đông y, thịt rắn có vị ngọt, tính ấm vào kinh can, có tác dụng giảm đau, trừ thấp, tiêu độc. Nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kinh, khớp xương sưng đau, chân tay nhức mỏi, nhọt độc có sử dụng thịt rắn. Mỡ rắn kết hợp với một vài vị thuốc làm thành cao để bôi ngoài.

Da rắn (xà thoái) 

Trong xà thoái có chứa oxide titanium và oxide kẽm. Đông y quan niệm vị thuốc này có tính bình vào kinh can, có tác dung sát khuẩn, chống viêm, giải độc. Da rắn lột xong rửa rượu cho sạch, sấy khô, tán bột mịn hoặc đốt tồn tính (đốt không cho thuốc cháy thành tro hoàn toàn, mà chỉ cho cháy lớp ngoài chừng 70%) để điều trị một số bệnh ngoài da.

Xương rắn (xà cốt) 

Mọi bộ phận của con rắn, kể cả xương sống và xương đầu cũng có thể làm thuốc. Xương sau khi rửa sạch sấy khô, ngâm rượu 40 độ hoặc nấu thành cao điều trị phong thấp.  

Rượu rắn (xà tửu) 

Y học cổ truyền sử dụng xác rắn ngâm trong rượu với nồng độ cồn cao

Y học cổ truyền sử dụng xác rắn ngâm trong rượu với nồng độ cồn cao

Nhiều sản phẩm rượu thuốc có sử dụng rắn, bởi theo Đông y, rượu rắn có tác dụng bổ dương, tốt cho nam giới. Theo thầy thuốc Nguyễn Xuân Hướng, rượu rắn có màu vàng hơi xanh là loại tốt. Có nhiều bài thuốc rượu rắn như: Tam xà tinh (ngâm 3 loại rắn hổ mang, cạp nong và hổ lửa); Lục vị xà tửu gồm rắn ngâm với 6 vị thuốc; Bát vị xà tửu ngâm với 8 vị thuốc.

Theo BSCK II Trần Xuân Linh, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, dùng rượu ngâm động vật nói chung và rượu rắn nói riêng cần lưu ý kiểm chứng nguồn gốc động vật và chất lượng rượu trắng. Rượu ngâm động vật phải dùng rượu có nồng độ cồn trên 40 độ mới có khả năng làm tiêu hủy hết protein có trong con vật. Rượu ngâm rắn bổ đến đâu cũng chỉ nên uống tối đa 20ml/ngày, người mắc bệnh về gan, tụy, thận và người bệnh đái tháo đường thì tuyệt đối không nên sử dụng rượu.

Một số loài rắn và trăn thuộc danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị đe dọa như rắn hổ mang một mắt kính, rắn hổ mang Trung Quốc, rắn hổ mang Xiêm, rắn ráo trâu, trăn cộc, trăn đất, trăn gấm. Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật quý, hiếm có thể bị phạt tù lên đến 15 năm. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ