Phương pháp cấy chỉ đang được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở Y học cổ truyền của các bệnh viện trong cả nước.
Ưu thế của y học cổ truyền trong điều trị trầm cảm
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền như thế nào?
WHO thành lập Trung tâm Y học cổ truyền toàn cầu tại Ấn Độ
Y học cổ truyền đóng góp được gì trong phòng chống COVID-19
Cấy chỉ (chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ) là phương pháp dùng chỉ tự tiêu (1 protid sinh học trong y khoa) cho vào huyệt vị để duy trì sự kích thích lâu dài, qua đó tạo nên tác dụng điều trị như châm cứu. Đây là phương pháp tân châm, được phát triển dựa trên tiến bộ của khoa học kỹ thuật và kế thừa lý luận của châm cứu cổ truyền.
Cấy chỉ có xuất xứ từ Trung Quốc từ những năm 1960, sau đó được phát triển rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Tài Thu là người đầu tiên sử dụng phương pháp cấy chỉ trong điều trị. Ngày nay, phương pháp cấy chỉ được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở Y học cổ truyền tại các bệnh viện trong cả nước.
Theo các bác sĩ Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai, cấy chỉ là 1 phương pháp châm cứu đặc biệt, với cơ chế tác dụng bao gồm cả cơ chế tác dụng chung của châm cứu và cơ chế tác dụng riêng của sợi chỉ khi cấy vào huyệt. Cụ thể, với tác dụng của châm cứu thông thường sẽ gồm: Cơ chế thần kinh: Châm cứu kích thích gây ra 1 cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý; Cơ chế thể dịch: Châm cứu kích thích cơ thể tiết ra Endorphin là 1 peptid có tác dụng giảm đau rất mạnh, mạnh gấp nhiều lần Morphin.
Với cơ chế tác dụng sinh học riêng của cấy chỉ, chỉ khi đưa vào cơ thể là chỉ tự tiêu dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, khi đưa vào cơ thể như 1 dị nguyên kích thích cơ thể, tăng tiết plasma-beta indomorphin, giảm các TNF-α, tăng cường tác dụng giảm đau, chống viêm; Tăng tái tạo protein, hydratcarbon ở cơ, giảm acid lactic, tăng dinh dưỡng cho cơ, tái tạo cơ; Tăng cường tuần hoàn tại chỗ.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, phương pháp cấy chỉ được chỉ định rộng rãi trên nhiều mặt bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa… như: Bệnh lý thần kinh: Liệt các dây thần kinh ngoại biên, thần kinh sọ não, Tai biến mạch não, hội chứng tic vận động; Bệnh lý cơ xương khớp: Đau lưng, đau cổ gáy, đau thần kinh toạ, thoái hoá khớp gối; Bệnh lý hô hấp - tai mũi họng: hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; Bệnh lý sinh dục- tiết niệu: bí đái, đái dầm, rối loạn kinh nguyệt, yếu sinh lý nam – nữ, liệt dương…; Bệnh lý chuyển hoá: Béo phì…
Tuy nhiên cũng có những lưu ý, phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp: cấp cứu nội, ngoại khoa; Phụ nữ mang thai; Tổn thương da cấp tính; Người bệnh đang sốt; bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết chưa tốt…
Chỉ tự tiêu trong vòng 15-20 ngày. Tuỳ bệnh và tình trạng bệnh, người bệnh được hẹn cấy lại sau cấy chỉ lần 1. Người bệnh được cấy chỉ 1-2 hoặc 3 lần trong quá trình điều trị. “Trong thực hiện cấy chỉ việc đảm bảo vô khuẩn rất quan trọng, nếu không sẽ gây viêm, nhiễm khuẩn rất nguy hiểm cho người bệnh”, BSCKII Nguyễn Minh Trang, Phó khoa Y học cổ truyền, BV Bạch Mai nhấn mạnh.
Tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai, cấy chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao trong phòng thủ thuật riêng đảm bảo vô khuẩn. Các bác sĩ sử dụng 1 loại kim cấy chỉ từ kim lấy thuốc 23G và kim châm cứu - một trong những sáng tạo cải tiến khi triển khai thực hiện.
Ưu điểm là vẫn giữ vô trùng, và kim sắc bén do kim nhỏ hơn kim cấy chỉ chuyên dụng nên đỡ đau hơn và giảm chi phí. Cấy chỉ được ứng dụng điều trị hiệu quả cho nhiều mặt bệnh, nhưng hiệu quả cao nhất là các bệnh: Đau vai gáy, viêm quanh khớp vai, đau lưng, đau thần kinh toạ, viêm mũi dị ứng, viêm xoang và liệt nửa người.
Bình luận của bạn