Ưu thế của y học cổ truyền trong điều trị trầm cảm

Bạch thược và hà thủ ô là hai vị thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm theo y học cổ truyền.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền như thế nào?

Lần đầu tiên WHO tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Y học cổ truyền

Đẩy lùi bệnh trầm cảm ở giới trẻ

Người trẻ và hội chứng overthinking

Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2023, ước tính có khoảng 3,2 triệu người bị trầm cảm. Như vậy, cứ 32 người sẽ có 1 người bị trầm cảm.

Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc. Bệnh nhân trầm cảm thường biểu hiện khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng khác như giảm chú ý, giảm tính tự trọng, rối loạn giấc ngủ, có những ý tưởng và hành vi tự hủy hoại, tự sát…

Hiện nay, trầm cảm được điều trị chủ yếu bằng các loại thuốc hướng thần. Những loại thuốc này có tác dụng điều chỉnh nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp giảm triệu chứng trầm cảm, lo lắng và cân bằng tâm trạng.

Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm còn được điều trị tâm lý. Theo đó, bệnh nhân được trao đổi vấn đề của mình với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân hiểu thêm về tình trạng sức khỏe của bản thân và cung cấp cho bệnh nhân khả năng ứng phó với các sự kiện gây căng thẳng.

Bên cạnh các phương pháp của y học hiện đại, nhiều bệnh nhân cũng tìm tới y học cổ truyền như một liệu pháp thay thế để điều trị rối loạn trầm cảm.

BS. Nguyễn Đức Trí, làm việc tại phòng khám Đông y Tế Sinh Đường, đã có nhiều kinh nghiệm trong điều trị trầm cảm. BS. Trí đánh giá việc điều trị trầm cảm bằng y học cổ truyền là một phương pháp điều trị khá mới, an toàn, lành tính và có tác dụng lâu dài.

BS Nguyễn Đức Trí bắt mạch cho bệnh nhân

BS Nguyễn Đức Trí bắt mạch cho bệnh nhân

Y học cổ truyền quan niệm rối loạn trầm cảm nằm trong chứng bệnh đàm mê tâm khiếu (cơ thể quá nhiều chất bổ tạo ra những chất dư thừa che lấp thần minh, gây mất tỉnh táo, ủ rũ, buồn rầu), can khí uất kết (tính tình không thư thái, hay cáu gắt), âm huyết hư phong động (bệnh diễn biến nặng gây nên những cơn bộc phát cảm xúc).

Theo y lý của y học cổ truyền, cơ thể con người là một thể thống nhất, vì vậy nguyên lý điều trị trầm cảm của Đông y là tác động vào các cơ quan trong cơ thể để điều hòa chức năng của chúng. Khi cơ thể và tinh thần được chữa lành, các triệu chứng của bệnh trầm cảm cũng theo đó mà thuyên giảm.

Trên cơ sở đó, bệnh nhân trầm cảm được kê các vị thuốc có tác dụng hành khí trừ đàm (trần bì, bán hạ), dưỡng huyết (hà thủ ô, bạch thược), an thần khai thiếu (phục thần, viễn chí, xương bồ).

Ngoài chữa bệnh bằng thuốc, y học cổ truyền còn điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng các phương pháp vật lý trị liệu như bấm huyệt, xoa bóp vùng đầu. Các phương pháp này giúp tinh thần của bệnh nhân được thư giãn, loại bỏ căng thẳng.

Đông y cũng định hướng cho bệnh nhân các phương pháp tập luyện, thiền dưỡng sinh, thay đổi chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để tăng cường sức khỏe tổng thể và thư giãn thần kinh.

Về mặt dinh dưỡng, người bệnh trầm cảm không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Do đây là các thực phẩm có thể làm tăng nặng chứng đàm mê tâm khiếu ở người trầm cảm và làm bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân trầm cảm cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Đặc biệt là đi ngủ sớm để tinh thần không bị căng thẳng.

Bên cạnh những ưu thế của y học cổ truyền trong điều trị những bệnh mãn tính như trầm cảm dai dẳng, BS Trí không phủ nhận những lợi thế của điều trị trầm cảm bằng y học hiện đại.

“Tây y có lợi thế trong việc giảm nhanh các triệu chứng. Do đó, bệnh nhân điều trị trầm cảm bằng y học cổ truyền có thể kết hợp thêm các loại thuốc dược liệu để nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng trong giai đoạn đầu điều trị”, BS. Trí phân tích.

 
Tiên Phong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh