- Chuyên đề:
- Nuôi dạy trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ được điều trị bằng ngữ âm sẽ nhanh hòa nhập hơn so với những trẻ khác
Phân biệt rối loạn Aspereger và chứng tự kỷ ở trẻ em
Thú cưng giúp trẻ tự kỷ giảm rối loạn lo âu
Mỗi trẻ tự kỷ đều có thể là một thiên tài
“Khác biệt & Tương lai”: Triển lãm nghệ thuật của trẻ mắc chứng tự kỷ
Các vấn đề giao tiếp thường gặp ở trẻ tự kỷ
Chứng tự kỷ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội của trẻ theo nhiều cách.
Về ngôn ngữ, lời nói, một trẻ tự kỷ có thể:
- Không nói chuyện;
- Lẩm bẩm, khóc, la hét hoặc phát ra âm thanh khàn khàn, gay gắt;
- Ấp úng hoặc nói chuyện theo nhịp điệu;
- Bập bẹ nói nhưng không rõ tiếng;
- Nói tiếng giống tiếng nước ngoài hoặc âm thanh phát ra từ robot;
- Nhại lời người khác nói;
- Dùng đúng từ và câu nhưng nhấn mạnh không đúng cách.
Tự kỷ khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp
Khoảng 1/3 số trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc phát âm để giao tiếp hiệu quả với người khác. Ngôn ngữ của những trẻ này thường rất khó hiểu.
Về giao tiếp, trẻ tự kỷ có thể:
- Không có kỹ năng đối thoại, bao gồm sự tương tác của mắt và cử chỉ.
- Không hiểu được ý nghĩa những câu/từ mà người khác nói;
- Thiếu ngôn ngữ sáng tạo;
- Cách giao tiếp chính là nhại lại những gì người khác nói.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ tự kỷ có thể giao tiếp được với người khác và sử dụng được ngôn ngữ cơ thể? Âm ngữ trị liệu có thể là giải pháp.
Vai trò của âm ngữ trị liệu trong điều trị tự kỷ
Âm ngữ trị liệu là một phần quan trọng trong điều trị tự kỷ. Các nhà ngôn ngữ trị liệu đánh giá đây là cách tốt nhất để cải thiện giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bị tự kỷ.
Âm ngữ trị liệu giúp cải thiện giao tiếp tổng thể. Điều này giúp người bệnh có thể hình thành các mối quan hệ và hòa nhập cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể của âm ngữ trị liệu là giúp những người tự kỷ có thể:
- Nói một cách lưu loát;
- Giao tiếp bằng cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ;
- Lĩnh hội giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; Hiểu được ý của người khác khi tiến hành giao tiếp;
- Tự giao tiếp mà không cần sự giúp đỡ (nhắc) của người khác;
- Nắm được thời gian và địa điểm giao tiếp phù hợp, chẳng hạn như khi nào nên nói “chào buổi sáng”;
- Phát triển kỹ năng hội thoại;
- Bày tỏ quan điểm của mình;
- Giao tiếp để phát triển mối quan hệ;
- Tận hưởng niềm vui từ việc giao tiếp, chơi và tương tác với người khác;
- Học cách tự điều chỉnh.
Thời điểm nào phù hợp nhất để tiến thành âm ngữ trị liệu
Câu trả lời là càng sớm càng tốt. Chứng tự kỷ thường được chẩn đoán trước 3 tuổi, sự chậm phát triển ngôn ngữ có thể được nhận ra sớm nhất khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trong một số trường hợp, chứng tự kỷ được chẩn đoán trước 10 - 12 tháng tuổi. Việc tiến hành âm ngữ trị liệu từ sớm rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định hiệu quả của phương pháp này.
Bằng việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, 1/3 số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo bị tự kỷ đã cải thiện được kỹ năng giao tiếp và khả năng nghe nói. Nghiên cứu cho thấy những người có sự cải thiệt rõ rệt nhất là những người được điều trị sớm nhất.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều cơ sở có điều trị âm ngữ trị liệu như Trường chuyên biệt Từng bước nhỏ (82/9D Bình Quới, P.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM); Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng thành phố Hồ Chí Minh (Số 1A, Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Tân Bình, TP.HCM), Trinh Foundation Australia (cơ sở tại Huế)…
Tiểu Bắc H+
thực phẩm chức năng Vương Não Khang là sản phẩm với các thành phần từ tự nhiên giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng trí tuệ cho trẻ, hỗ trợ điều trị tự kỷ cho trẻ em.
Đối tượng sử dụng:
Trẻ chậm phát triển trí não
Trẻ chậm phát triển trí tuệ và khả năng nhận thức
Trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm giao tiếp tương tác với xã hội
Trẻ tự kỷ
Số điện thoại tư vấn: 04.35579229 (trong giờ hành chính)
*sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn