Đàm đạo với Lão Tử: Đi xa ngàn dặm, bắt đầu từ bước chân

Lão Tử: Làm việc khó phải bắt đầu từ chỗ dễ, muốn làm việc lớn phải bắt đầu từ việc nhỏ.

Đàm đạo với Lão Tử: Đạo thường vô vi, không phải không làm!

Vinamilk đẩy mạnh hiện diện tại Trung Quốc với sữa đặc Ông Thọ

Cảnh giác với 6 mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe khi đi du lịch

Dự báo thời tiết ngày 30/6: Nhiều nơi trên cả nước có mưa rào và dông

Lưu Ngôn: Ngài nói, "Vô vi" với mục đích "không gì là không làm". Trong đời sống thực tế, muốn làm đủ mọi điều thì con người phải như thế nào?

Lão Tử: Muốn làm đủ mọi điều thì con người phải tuân theo tự nhiên, suy nghĩ hành động phải bình tĩnh, đúng mực.

"Làm theo vô vi/Không hề nhiễu sự/Vô vị nói là mỹ vị/Lớn sinh từ bé/Nguồn sinh từ ít/Lấy đức báo oán/Việc khó phải từ dễ/Việc lớn phải từ bé/Bởi vậy bậc thánh có đạo/Không tham việc lớn/Mới thành đại sự/Kẻ hứa dễ thì khó tin/Kẻ xem gì cũng dễ thì sẽ gặp khó khăn/Vậy, thánh nhân xem việc gì cũng khó/Nên trọn đời không gặp khó khăn"

Lưu Ngôn: "Làm theo vô vi", "Không hề nhiễu sự", "Vô vị nói là mỹ vị" là chỉ cái gì?

Lão Tử: Thánh nhân lấy thái độ "Vô vi" để đối xử với thiên hạ, cũng tức là "làm" theo quy luật tự nhiên, vì vậy mới nói "làm theo vô vi". Đem cái đạo lý đó vào công việc thông thường trong đời sống xã hội, tức là làm việc với thái độ "Không nhiễu sự". Muốn thế, đòi hỏi mọi người phải xuất phát từ tình hình thực tế khách quan. Một khi điều kiện đã chín muồi, nước đã vào kênh thì khởi sự là thành công. Trong cuộc sống hàng ngày, muốn biết vị, trước hết phải bắt đầu tư vô vị, coi vô vị là vị, nên có câu, "Nói vô vị là mỹ vị."

Lưu Ngôn: Trong lời ngài nói có câu "Việc khó phải từ dễ", phải chăng ngài muốn thức tỉnh mọi người, khi xử lý việc khó, cần phải làm từ việc dễ trước?

Lão Tử: Chúng ta không bao giờ được xem nhẹ mỗi khi đứng trước một việc dễ dàng. Bởi vì công việc bao giờ cũng từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó.

Lưu Ngôn: Những lời ngài nói đều là chân lý bất di bất dịch đối với lũ vãn bối, bất luận là trong việc làm hay trong việc học. Mỗi người thường nói: Đê dài vạn dặm có thể bị hại vì một tổ mối, lầu cao ngàn trượng có thể bị cháy vì một đốm lửa. Việc khó khăn nhất đều bắt đầu từ việc dễ dàng nhất. Vấn đề nan giải nhất đều manh nha từ vấn đề dễ xử lý nhất. Chờ khi con đê vạn dặm sụt lở vì tổ mối mới đi củng cố đê thì rất khó, không bằng trước đó tìm thấy tổ mối và xử lý thì dễ dàng hơn nhiều. Chờ khi lửa đã cháy lên đỉnh lầu mới gọi cứu hỏa thì đã muộn. Còn lúc ngọn lửa vừa bùng lên đã diệt ngay thì khó khăn chẳng là bao. 

Tư tưởng của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh chứa đựng nhiều trí tuệ sâu xa

Tư tưởng của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh chứa đựng nhiều trí tuệ sâu xa

Tiên sinh tôn kính, tư tưởng của ngài luôn chứa đựng nhiều trí tuệ, sâu xa, lũ vãn bối thu nhận được nhiều điều bổ ích.

Lão Tử: Giúp ích được các ông cũng là nguyện vọng của ta. Dù là làm gì đều phải giữ thái độ trước sau như nhất.

Lưu Ngôn: Đúng vậy. Dù là cuộc sống hay sự nghiệp, chúng ta đều mong muốn trước sao sau vậy. Làm văn chương cũng thế, mở đầu có tiếng vang thì kết thúc cũng phải tuyệt diệu. Nhìn sự việc mở đầu cố nhiên là quan trọng, nhưng khi kết thúc cũng không thể xem nhẹ. Sự nghiệp nhiều người thất bại chính ở chỗ đầu voi đuôi chuột. Không ít người về sau chẳng hay, nên cuộc đời là bi kịch. Một số nhân vật kiệt xuất, thời trẻ thì khiêm tốn, thận trọng, nhưng khi về già lại trở nên ngông cuồng, phóng túng, thậm chí là dâm dật, trụy lạc. Thực đáng tiếc. Vì vậy, đối với những người trẻ tuổi hôm nay, hãy đừng quên dành cho mình một dấu chấm tròn trịa, xinh đẹp nhất về cuộc đời cũng như sự nghiệp.

Lão Tử: Phần trước chúng ta từng nói, sự vật trên đời đều sinh ra từ nhỏ, nhiều nguồn bắt đầu từ ít. Nhiều vật nhỏ đã phát triển thành vật lớn. Bất kỳ một sự vật nào xuất hiện đều có quá trình sinh thành, biến hóa và phát triển, chúng ta cần phải tìm hiểu quá trình đó. Chúng ta phải chú ý đặc biệt đến những khâu có thể sinh hoạ nạn cho sự vật để ngăn ngừa trước. 

Lưu Ngôn: Những lời nói của ngài đã được miêu tả như thế nào trong Lão tử?

Lão Tử: Hãy xem nội dung chương 64.

"Cục thế ổn định dễ nắm/Sự biến chưa thành thì dễ liệu/Vật mềm dễ tiêu tán/Vật nhỏ dễ thất tán/

Ngăn ngừa khi chưa xuất hiện/Sửa trị khi chưa thành loạn/

Cây to vừa ôm/Sinh ra từ mầm nhỏ/Đài cao chín tầng/Từng nắm đất dựng nên/Đi xa ngàn dặm/Mở đầu một bước chân/

Làm thì bại/Giữ thì mất/Bởi vậy Thánh nhân/Không làm nên không bại/Không giữ nên không mất/

Người dân làm việc thường bại khi gần thành/Sau trước đều phải thận trọng/Thì việc gì cũng nên/

Vậy nên Thánh nhân/Tìm cái mà người khác không tìm/Không trọng của quý khó kiếm/Học cái mà người khác không học/Tránh được sai lầm người khác thường mắc/Tôn trọng bản tính tự nhiên của sự vật/Không can thiệp bừa."

Lưu Ngôn: Từ câu "Người dân làm việc thường bại khi gần thành" chứng tỏ ngài đã thấu hiểu sâu sắc về nhân sinh, về vạn mật. Người xưa thường nói, "Mở đầu tốt đẹp là thành công một nửa". Lầu cao phải được xây dựng trên nền móng kiên cố, bài văn hay phải được mở đầu bằng tuyệt cú, đi xa ngàn dặm mở đầu bằng một bước chân, chạy ngắn hay chạy dài quan trọng ở lúc xuất phát. Con người từ lúc mới sinh, sự nghiệp từ lúc mở đầu phải có sự lưu tâm đặc biệt. Chẳng khác gì công việc trồng cây, ngay từ đầu mầm cây phải đặt thật thẳng, về sau khi cây lên cao khỏi bị nghiêng. Nhiều người do không thận trọng nên đã thất bại khi việc gần thành. Nguyên nhân của những tình huống đó là gì?

 

 

Lão Tử: Con người thường mắc lỗi nghiêm trọng, thường vào lúc công việc gần thành, họ đã thiếu thận trọng, mất cảnh giác, bắt đầu lơ là, thiếu kiên nhẫn, nhiệt tình giảm sút. Như vậy thất bại là phải. Con người lúc nào cũng phải ở trong trạng thái tốt nhất để phát huy trí năng hoặc kỹ năng. Chỉ có những người tâm lý tự nhiên, bình tĩnh thì mới làm được điều đó. Nếu như một người có thể chăm chú, thận trọng từ đầu đến cuối một công việc thì sao có thể thất bại.

Lưu Ngôn: Ở đây, quan điểm "việc lớn phải từ bé" lần nữa lại được xác định rõ ràng.

Lão Tử: Những việc đáng kể như "Cây to vừa ôm", "Đài cao chín tầng", "Đi xa ngàn dặm" đều được mở đầu từ việc nhỏ, từ mấy nắm đất, từ một bước chân. Tất cả những hình tượng đó cho thấy, có vật lớn nào lại không phát triển từ những việc nhỏ.

Lưu Ngôn: Vãn bối thấy rõ, bất luận là làm việc gì đều phải có đầy đủ nghị lực, phải bắt đầu từ việc nhỏ, kiên nhẫn từng li từng tí một, mới có thể hoàn thành được đại nghiệp. Chỉ cần lơ là một chút thôi, có thể mọi thứ trở thành công cốc. Không thể không thận trọng. Đồng thời phải có chí lớn, phải vững vàng. Nếu chí khí tầm thường, mục tiêu mơ hồ, suốt ngày chúi mũi vào việc vặt, thì đời người sẽ hết sức bận rộn, lâu dần con người sẽ trở thành dung tục. Nếu là người có chí, nhưng ngại gian khổ thì lại là người chí lớn tài sơ, phù phiếm không thiết thực.

Về điểm này, Nho gia Tuân Tử có nhiều ý giống với quan điểm của ngài.

Lão Tử: Tuân Tử nói thế nào?

Lưu Ngôn: Tuân Tử nói: "Tích đất thành núi cao, mưa gió bắt đầu từ trong núi; tích nước thành vực sâu, giao long sinh ra từ đó; nhiều việc tốt tích lại trở thành đạo đức, tinh thần từ đó được thăng hoa, trí tuệ được phát triển. Bởi vậy, không dần dần từng bước một thì sao đi hết được chặng đường ngàn dặm. Có tích lại từng dòng nước một thì biển cả mênh mông kia mới hình thành. Tuấn mã nhảy một lần không vượt qua nổi 10 bước. Ngựa hèn kéo xe đi 10 ngày vượt qua được đoạn đường đáng nể, bí quyết thành công của nó là cứ từng bước từng bước đi tiếp. Người làm nghề điêu khắc cũng vậy, nếu khắc được một chút đã vứt thì dù là gỗ cũng chẳng ra hình gì. Còn như cần mẫn, gian khổ khắc tiếp thì có là vàng là đá cũng ra hình xinh đẹp."

PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa