Những lưu ý khi tẩm bổ cho sỹ tử… dư cân, béo phì

Tẩm bổ cho học sinh, sỹ tử bị béo phì như thế nào?

Sỹ tử ăn gì để giảm căng thẳng trong mùa thi

Infographic: Chuẩn bị tinh thần giúp sỹ tử học nhanh vào hơn

Sỹ tử ăn gì khi thức đêm học bài, tránh buồn ngủ?

Thực phẩm chức năng nào giúp bổ não, tăng cường trí nhớ cho sỹ tử?

Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho học sinh, sỹ tử bị béo phì:

Bổ sung đủ dinh dưỡng

Đối với người thừa cân, béo phì tuyệt đối không được bỏ bữa, đặc biệt trong giai đoạn ôn thi nước rút. Luôn đảm bảo cho sỹ tử được ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, không bỏ bữa sáng và mỗi bữa ăn nên đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Chất bột đường, chất đạm/protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Trong các bữa chính, nên tăng cường ăn rau củ quả, hạn chế ăn tinh bột và các thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Tốt nhất, phụ huynh nên chế biến các món ăn theo phương pháp hấp hay luộc, hạn chế các món quay, xào, rán, hầm.

Ngoài các bữa chính, sỹ tử nên tăng cường thêm 3 - 4 bữa phụ mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ các loại thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng, nhiều muối, nhiều đường, nhiều chất béo như: Fast-food, thực phẩm chế biến sẵn, thịt nguội, bánh kẹo, mì tôm… Để bổ sung thêm năng lượng, vào các bữa ăn vặt, sỹ tử nên tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh như: Sữa chua, các loại hạt, đậu đỗ, trái cây tươi…

Lựa chọn chất béo lành mạnh

Trẻ bị béo phì nên tránh các chất béo không lành mạnh như chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa có nhiều trong: Pho mát, sữa béo, bơ, bánh kẹo, pizza, khoai tây chiên, thịt nguội, thịt đỏ...

Tuy nhiên, không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn. Việc hạn chế chất béo sẽ khiến bạn đi tìm năng lượng ở các loại thực phẩm khác, đặc biệt là các thực phẩm giàu đường bột như bánh mì trắng, mì ống và đồ ăn nhanh... Và đấy chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân không lành mạnh.

Thanh thiếu niên bị béo phì nên hạn chế uống sữa béo, sữa đặc có đường...

Thay vào đó, bạn có thể tiêu thụ những chất béo lành mạnh có trong cá hồi, dầu olive, đậu phộng, dầu dừa... Bạn có thể thay thế thịt đỏ bằng các loại đậu như đậu lăng và đậu Hà Lan.

Cân bằng omega-3 và omega-6

Trong chế độ ăn uống của người béo phì, hàm lượng các acid béo omega-6 thường cao hơn omega-3. Điều này không lành mạnh cho sức khỏe.

Như đã biết, acid béo omge-3 rất cần thiết cho sức khỏe não bộ, đảm bảo chức năng của hệ thần kinh. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3, bao gồm: Cá hồi, cá thu, các loại hạt, dầu cá, dầu từ hạt… Bên cạnh đó, omega-6 có mặt rất nhiều trong dầu bắp, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu đậu nành, bơ động vật, các chế phẩm từ sữa, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật, bánh ngọt, kem…

Ăn quá nhiều omega-6 có thể làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, tăng huyết áp và tăng nguy cơ các cục máu đông.

Việc tiêu thụ mất cân bằng hai chất béo này sẽ gia tăng các yếu tố thúc đẩy bệnh béo phì và gây ra những hậu quả nghiêm trọng tác động lâu dài đến sức khỏe con người. Theo đó, trong quá trình giáng hóa (degradative pathway), hai chất omega-6 và omega-3 đều sử dụng chung một số enzyme, vitamin (B3, B6, C, E) và các khoáng chất (magne, kẽm). Nếu omega-6 quá nhiều, nó sẽ chiếm lấy hết các enzyme và vitamin cần thiết khiến omega-3 không thể phát huy tác dụng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nó sẽ khiến cơ thể bị viêm nhiễm, khiến hệ miễn dịch liên tục “bật” và nếu kéo dài sẽ gây hại cho sức khoẻ.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), nam sinh (độ tuổi 17 - 19 tuổi) chỉ nên tiêu thụ 17gr omega-6/ngày và nữ sinh cùng độ tuổi là 12gr/ngày.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp