Lý giải tâm lý phụ huynh khi con trở lại trường

Nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra lo lắng khi cho con đi học lại sau Tết

TP.HCM: Hơn 80% phụ huynh tiểu học đăng ký cho con đi học lại

F0 tại Nghệ An, Hải Dương tăng mạnh

Những chữ "An" của Tết Nhâm Dần

Chính phủ thông qua việc mua vaccine COVID-19 tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Lo lắng là tâm lý chung khó tránh khỏi

Nhìn chung, nhiều bậc phụ huynh, nhất là những người có con học tiểu học (nhóm trẻ chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19), người sinh sống tại những vùng diễn biến dịch phức tạp… sẽ có tâm lý chung khá lo lắng khi cho con trở lại trường sau Tết.

Lo lắng về dịch bệnh

Đưa con tới trường sáng ngày 8/2, chị Vũ A.N. (sinh sống tại Hà Nội) vẫn băn khoăn khi tình hình dịch COVID-19 của thành phố còn khá phức tạp. "Cả giáo viên chủ nhiệm và bố mẹ đều dặn dò con phải nghiêm túc phòng, chống dịch nhưng thật sự tôi vẫn khá lo lắng. Con tôi học lớp 9, ở tuổi khá nghịch ngợm, thích giao lưu nên nguy cơ mắc dịch là khó tránh khỏi. Hy vọng rằng mọi việc sẽ ổn hơn với sự chuẩn bị chu đáo của nhà trường", chị N. chia sẻ.

Dù lo lắng nhưng nhiều phụ huynh vẫn tin vào sự chuẩn bị chu đáo từ phía nhà trường

Dù lo lắng nhưng nhiều phụ huynh vẫn tin vào sự chuẩn bị chu đáo từ phía nhà trường

Ghi nhận tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), nhiều bậc phụ huynh bày tỏ nguyện vọng muốn chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh. Chị Phan T.N. (sinh sống tại TP. Vinh) chia sẻ: "2 con của tôi đang học trực tiếp tại trường tiểu học và các cháu chưa được tiêm vaccine nên gia đình tôi rất lo lắng. Nghe nói trẻ bị lây nhiễm COVID-19 cũng sẽ hồi phục nhanh, nhưng tôi lo ngại di chứng hậu COVID-19. Chưa kể, nếu không may con bị nhiễm sẽ khiến cả gia đình phải cách ly ở nhà, gây xáo trộn đến công việc”.

Lo lắng với việc giúp con thích nghi với thời khóa biểu mới

"Học online trong nhiều tháng liên tiếp khiến giờ giấc bị đảo lộn. Hơn nữa, con vừa trải qua kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 nên vẫn chưa ổn định tâm lý trở lại trường. Đặc biệt, thời tiết Hà Nội gần đây rét đậm nên việc gọi con dậy vào buổi sáng thực sự khó khăn", chị Nguyễn M.H. (sinh sống tại Hà Nội) chia sẻ.

Người lớn đã đi làm, tại sao không cho con đi học?

 

Trong buổi tọa đàm “Học trực tuyến kéo dài: Những điều đáng lo!” do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM tổ chức, bác sỹ Trương Hữu Khanh từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết ông nhận được rất nhiều câu hỏi, chia sẻ của phụ huynh về việc cho trẻ đi học lại.

“Học trực tuyến thời gian dài ai cũng được nếm mùi khó khăn, khi dịch bệnh nhiều mà người lớn chưa được tiêm ngừa thì đúng là rào cản lớn nếu chúng ta cho trẻ đi học. Nhưng bây giờ, khi hầu hết người lớn đã được tiêm vaccine, mọi người cũng đã quay lại với cuộc sống thường nhật thì nguy cơ người lớn mang mầm bệnh về nhà còn cao hơn so với việc cho trẻ đi học. Trong khi hiện nay trẻ cũng đã đi sang nhà hàng xóm, đi siêu thị, đi ra ngoài… Nếu chúng ta vẫn cho rằng tới trường nguy hiểm hơn đi ra ngoài là sai vì trong trường việc kiểm soát dịch sẽ tốt hơn những điểm công cộng”, bác sỹ Trương Hữu Khanh phân tích.

Chưa kể, “trẻ không thể học được cách phát triển cảm xúc khi chỉ ở nhà, nếu mất hết những kỹ năng đó thì cực kỳ nguy hiểm. Người lớn đi làm, mọi hoạt động đã mở chúng ta còn chờ gì nữa mà không cho con đến trường”, bác sỹ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.

Trước thực tế con được đi học trở lại, thay vì lo lắng thì phụ huynh và nhà trường nên chuẩn bị thật kỹ các kỹ năng, kiến thức cũng như các bước xử lý để đảm bảo an toàn cho học sinh.

“Về mặt tinh thần, nên làm công tác tư tưởng trước với con, trang bị những kiến thức mới cho con như cần chú ý quy tắc 5K, khi tiếp xúc, đi vệ sinh, ăn uống ra sao… Còn trường học khi mở cửa cũng cần cho trẻ thời gian thích ứng từ từ để trẻ có thể tái hòa nhập. Thay vì đặt nặng chương trình, chạy theo bài vở, hãy quan tâm đến sức khỏe tâm thần của học sinh”, bác sỹ Trương Hữu Khanh đưa ra lời khuyên.

Vi Bùi (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn