Học online thời gian dài ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của trẻ?

Cha mẹ có thể làm gì để bảo vệ sức khỏe cho con khi phải học online trong thời gian dài?

Bí quyết giúp con học trực tuyến an toàn, hiệu quả

Biện pháp bảo vệ thị lực khi trẻ học trực tuyến

Chung tay nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ mùa dịch COVID-19

Các nước triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em như thế nào?

Với việc học trực tiếp tại trường học, trẻ có cơ hội được tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa, với giáo viên, cũng như có cơ hội được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể chất cả trong nhà lẫn ngoài trời. Tất cả những hoạt động, trải nghiệm này đều góp phần hình thành nên nhân cách của trẻ, giúp các bé chuẩn bị cho cuộc sống trong tương lai. 

Tuy nhiên, với sự thay đổi trong phương thức giáo dục từ học trực tiếp sang học online do COVID-19, trẻ em đã bị tước đi những trải nghiệm cơ bản nhất như cơ hội tới trường, mất đi cơ hội có được cuộc sống bình thường khi trẻ có thể gặp gỡ, giao tiếp với bạn bè.

Điều đáng nói là việc học online trong khoảng thời gian dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, so với khoảng thời gian trước khi dịch COVID-19 bùng phát, trẻ em hiện nay có xu hướng lười vận động hơn, tỷ lệ trẻ bị lo lắng, trầm cảm cũng cao hơn. Nguyên nhân là do khoảng thời gian này trẻ thường phải sử dụng các thiết bị điện tử, giảm thời gian hoạt động thể chất.

nghiên cứu: Học online trong thời gian dài và sức khỏe của trẻ em

Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học Ấn Độ cho thấy nhiều học sinh đã và đang gặp phải các vấn đề sức khỏe khác nhau do phải học online trong khoảng thời gian dài. Những vấn đề sức khỏe này bao gồm các vấn đề về thị lực, đau lưng, nhức đầu, mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ.

Các bậc phụ huynh và giáo viên đã quan sát thấy những thay đổi về hành vi (như thái độ tiêu cực; Lạm dụng các thiết bị điện tử vào mục đích khác ngoài việc học; Xu hướng cáu kỉnh, hung hăng hơn) ở trẻ em trong khoảng thời gian thường xuyên tham gia các lớp học trực tuyến.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng nhiều học sinh có xu hướng cảm thấy mất tự tin, giảm động lực. Đây là điều hiếm khi xảy ra nếu trẻ vẫn có thể đi học bình thường như trước đây.

Nhiều trẻ đang có xu hướng thay đổi hành vi, mất tự tin... do ảnh hưởng của thời gian dịch bệnh

Nhiều trẻ đang có xu hướng thay đổi hành vi, mất tự tin... do ảnh hưởng của thời gian dịch bệnh

Một số khó khăn trẻ em phải đối mặt khi chuyển sang hình thức học trực tuyến

Suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần

Có một mối tương quan chặt chẽ giữa sức khỏe thể chất và tinh thần. Với việc chuyển sang phương thức học trực tuyến, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như gián đoạn các thói quen sống, giảm thời gian hoạt động thể chất, tình trạng ngồi sai tư thế

Đặc biệt, việc giảm thời gian hoạt động thể chất cũng có tác động lớn tới sức khỏe tinh thần của trẻ, vốn đã phải chịu nhiều tổn thương khi các bé phải trải qua các giai đoạn giãn cách xã hội.

Mệt mỏi kéo dài

Việc phải ngồi học online, nhìn quá lâu vào màn hình các thiết bị điện tử có thể khiến trẻ nhỏ thấy chán nản, mệt mỏi, kiệt sức về lâu dài.

Các vấn đề về lòng tự trọng

Học tập qua các mối quan hệ xã hội là một phần quan trọng trong giáo dục. Theo đó, trẻ có thể học hỏi được nhiều điều, nhiều kỹ năng mới thông qua việc hợp tác, trò chuyện với bạn bè, giáo viên. Những hoạt động này còn giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ.

Do đó, khi không có cơ hội kết bạn, không tìm được cảm giác an toàn từ các mối quan hệ này, trẻ em sẽ phải đối mặt với các vấn đề về lòng tự trọng.

Một số dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang bị ảnh hưởng khi học online

 

Cha mẹ, giáo viên nên chú ý tới một số dấu hiệu sau để đảm bảo sức khỏe của con trẻ khi tham gia học trực tuyến trong khoảng thời gian dài:

- Trẻ thường xuyên tỏ ra mệt mỏi, uể oải, thiếu động lực.

- Trẻ hay cáu kỉnh, thường xuyên thay đổi tâm trạng đột ngột.

- “Bùng nổ” cảm xúc như giận dữ, khóc lóc.

- Trẻ tăng hoặc giảm cân bất thường.

- Cô lập xã hội.

- Trẻ thấy bất ổn và lo âu.

Cha mẹ có thể làm gì để bảo vệ sức khỏe của con?

Khuyến khích trẻ duy trì các thói quen sống lành mạnh

Trẻ có thể tìm kiếm sự ổn định bằng cách duy trì các thói quen trong cuộc sống. Do đó, cha mẹ có thể khuyến khích con duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định, duy trì khung thời gian học tập và nghỉ giải lao phù hợp.

Tạo cho trẻ một góc học tập riêng

Có không gian học tập riêng có thể giúp trẻ tránh bị phân tâm. Không gian học tập của trẻ nên được bố trí thoải mái, có đủ ánh sáng, có đủ các vật dụng trẻ cần nhưng vẫn đảm bảo gọn gàng.

Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và giấc ngủ ngon

Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn. Các loại thực phẩm này có thể tạo được sự thoải mái nhất thời cho trẻ, nhưng lại gây hại cho sức khỏe về lâu dài. Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc cũng giúp trẻ duy trì được sức khỏe tinh thần và thể chất tốt.

Vi Bùi (Theo Healthshots/Hindustantimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ