Chỉ số đường huyết lúc đói ở người bệnh đái tháo đường bao nhiêu là tốt?

Bạn đã biết cách kiểm soát đường huyết lúc đói khi mắc đái tháo đường?

Nóng rát bàn chân, bàn tay: Cẩn thận biến chứng đái tháo đường

Người bị đái tháo đường ăn bún, phở được không?

Mắc đái tháo đường: Cần chú ý chăm sóc bàn chân thường xuyên hơn

Đái tháo đường có phải nguyên nhân gây rối loạn chức năng tình dục?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không kiểm soát được chỉ số đường huyết lúc đói?

Thông thường, khi lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy sẽ sản sinh ra hormone insulin để đưa đường vào trong tế bào và sử dụng làm năng lượng. Nhờ cơ chế này, lượng đường máu luôn nằm trong ngưỡng an toàn (dưới 6,5mmol/L).

Với người bệnh đái tháo đường, tuyến tụy có thể không sản sinh được insulin (đái tháo đường type 1) hoặc không phản ứng (hay đề kháng) với insulin (đái tháo đường type 2). Đó là lý do khiến chỉ số đường huyết của họ luôn tăng cao kể cả lúc đói hay sau khi ăn.

Nếu không kiểm soát tốt đường huyết lúc đói, người bệnh đái tháo đường có thể gặp phải biến chứng cấp tính và mạn tính, cụ thể:

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng tới tim, mắt, thận

- Biến chứng nhiễm toan ceton cấp tính: Xảy ra khi đường huyết cao > 14mmol/L, người bệnh sẽ có dấu hiệu điển hình của tăng đường huyết (mệt, tiểu nhiều, khát nước, nhìn mờ), rối loạn ý thức và có triệu chứng nhiễm toan (nôn, buồn nôn, thở nhanh sâu (thở Kussmaul), hơi thở có mùi táo thối)…

- Theo thời gian, tình trạng đường huyết cao sẽ làm tổn thương hệ thần kinh, mạch máu và dẫn đến biến chứng trên tim, mắt, thận, bàn chân… 

Chính vì vậy, giữ đường huyết ở mức ổn định là “chìa khóa” giúp trì hoãn và ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh… Điều này thực sự quan trọng vì người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn gấp 2 lần so với người bình thường.

Chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu là tốt?

Chỉ số đường huyết lúc đói là lượng đường trong máu sau khi bạn nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng.

Người bệnh đái tháo đường nên có mức đường huyết mục tiêu phù hợp

Theo Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ), người bệnh đái tháo đường nên duy trì chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng 80 - 120mg/dL (4,4 - 6,7mmol/L) để ngăn chặn sự xuất hiện của biến chứng đái tháo đường cấp tính và mạn tính. Người mắc đái tháo đường lâu năm hoặc có thêm các bệnh khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim… sẽ có mức đường huyết mục tiêu cao hơn.

Cách kiểm soát đường huyết lúc đói cho người bệnh đái tháo đường

Tùy thuộc vào việc đường huyết lúc đói đang ở mức quá cao hay quá thấp mà người bệnh đái tháo đường cần các cách xử trí khác nhau.

- Nếu đường huyết lúc đói tăng cao trên 140mg/dL, bạn có thể cần sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm insulin để giảm lượng glucose trong máu. Trong trường hợp đường huyết tăng cao đột biến (quá 200mg/dL), bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức để tránh biến chứng cấp tính.

- Đường huyết lúc đói hạ xuống quá thấp (dưới 70mg/dL): Lúc này, người bệnh đái tháo đường có thể cảm thấy đói, buồn nôn, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, nhìn mờ, khó suy nghĩ sáng suốt. Để tăng đường huyết nhanh chóng, bạn có thể uống một loại đồ uống nhiều đường như sữa, nước trái cây…

Để kiểm soát, ổn định đường huyết tốt hơn về lâu dài, người bệnh đái tháo đường cần duy trì lối sống lành mạnh (bao gồm chế độ ăn phù hợp, thói quen tập thể dục đều đặn), kết hợp với việc dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ.

- Chế độ ăn: Bạn nên ăn giảm lượng tinh bột (cơm, bún, miến, phở), bánh kẹo ngọt, đường sữa. Nếu được, có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt. Nguyên nhân là bởi gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn gạo trắng, do đó sẽ làm đường máu sau ăn tăng chậm hơn gạo trắng.

Với rau xanh, ngoài việc ăn nhiều, bạn nên ăn rau xanh vào đầu bữa ăn để tạo cảm giác no lâu. Việc ăn đúng giờ, ăn chậm và áp dụng quy tắc chia khẩu phần: 1/2 đĩa ăn nên là rau xanh, 1/4 là tinh bột và 1/4 còn lại cho thịt, cá... cũng giúp bạn giảm đường huyết lúc đói tốt hơn.

- Tập luyện: Mỗi ngày, bạn cần dành 30 - 45 phút để tập thể dục. Bạn không cần tập quá gắng sức, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe nhưng cần duy trì đều đặn, không nên bỏ tập luyện quá 2 ngày liên tiếp. Đồng thời, bạn cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya, hạn chế tối đa căng thẳng, stress từ cuộc sống.

Bên cạnh 3 giải pháp trên, bạn có thể cân nhắc dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ mạch môn, hoài sơn, nhàu, câu kỷ tử để tăng hiệu quả điều trị. Với khả năng tăng cường chức năng tuyến tụy, giảm hấp thu đường tại ruột, sử dụng các thảo dược này sẽ giúp bạn giảm đường huyết khi đói hiệu quả.

Vi Bùi H+ (Theo Insider/Webmd)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:

- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Giảm và ổn định đường huyết.

- Giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết