Thấy mình xấu xí không phải là cái tội - nó là một căn bệnh

Mặc cảm về ngoại hình khiến nhiều người luôn thấy mình xấu xí

Nhận diện kẻ ái kỷ trên mạng xã hội

Video: Nghiện smartphone gây hại như thế nào?

Bạn có phải người nghiện smartphone?

Con nghiện smartphone và khuôn mặt biến dạng như phim kinh dị

Tiến sĩ tâm thần David Veale, chuyên gia tư vấn về liệu pháp nhận thức hành vi ở Trung tâm sức khỏe quốc gia Maudsley và Bệnh viện Priory ở London (Vương Quốc Anh) cho hay: “2/3 số bệnh nhân của tôi mắc hội chứng mặc cảm ngoại hình - BDD kể từ khi dùng smartphone để chụp ảnh tự sướng đưa lên các trang web mạng xã hội”. Ông khẳng định selfie/chụp ảnh tự sướng không chỉ đơn thuần là chứng nghiện mà là triệu chứng của hội chứng BDD.

Những người thường xuyên selfie có thể bỏ ra hàng giờ để chụp bằng được những bức ảnh sao cho hoàn hảo nhất, không có bất cứ sai sót nào. Họ có ý thức rất cao về hình ảnh, vẻ ngoài của mình, trái ngược với những người bình thường cho rằng điều này không quan trọng lắm. Khi những bức ảnh không đáp ứng được yêu cầu của họ hoặc bị nhiều người chê bai, họ sẽ càng ám ảnh hơn, thậm chí còn sợ ra ngoài gặp mặt nhiều người.

Tác phẩm lột tả sự đáng sợ của BDD (Người thực hiện là nghệ sĩ Liz Atkin - người mắc BDD từ năm 8 tuổi)

Nghiêm trọng hơn, nhiều người bệnh còn tự cào cấu, tự lột da mình để cố gắng cải thiện nhan sắc. Có nhiều người thì liên tục phẫu thuật thẩm mỹ và cũng có một số trường hợp trầm cảm nặng dẫn đến tự tử.

Mặc dù bệnh có tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng cao nhưng các nhà khoa học lại biết khá ít về cơ chế sinh học thần kinh của Hội chứng mặc cảm ngoại hình.

Theo TS. Jamie Feusner tới từ Đại học California tại Mỹ, để tìm hiểu cơ chế sinh học thần kinh của hội chứng này, ông cùng đồng nghiệp đã quét não của 14 người được chẩn đoán mắc BDD cùng với 16 người khỏe mạnh. Mục đích của họ là lập bản đồ về các liên kết của não nhằm kiểm tra cách thức tổ chức của sợi liên kết tế bào thần kinh (chất trắng).

Chất trắng: Các sợi thần kinh truyền xung thần kinh từ các phần vỏ não đến các phần khác của hệ thần kinh.

Các nhà khoa học phát hiện những bó liên kết bất thường trong mạng lưới chất trắng: Chúng liên quan tới quá trình xử lý cục bộ như xử lý hình ảnh và xây dựng cảm xúc trong não. Bộ não của người mắc hội chứng BDD rất nhạy cảm với các khiếm khuyết nhỏ. Việc chất trắng liên kết bất thường có thể liên quan tới cách họ nhận biết, cảm nhận và hành xử.

Để tìm hiểu rõ hơn về Hội chứng mặc cảm ngoại hình, hãy tìm hiểu trong infographic dưới đây:

Nếu không may mắc phải Hội chứng mặc cảm ngoại hình, bạn phải tìm đến sự trợ giúp của bác sỹ. Các chuyên gia sẽ sử dụng một số biện pháp như liệu pháp nhận thức hành vi - giúp bệnh nhân giảm đi những suy nghĩ tiêu cực, hoặc áp dụng thuốc chống trầm cảm để cải thiện tình trạng.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp