Mập mờ chất lượng sữa nguyên hộp!

Sữa tươi của Vinamilk bị khách hàng "tố" biến chất

Dị ứng sữa: Để nỗi lo không còn đáng sợ

Sữa Physiolac gây dị ứng: Những kết luận lập lờ cho nghi án

Thưc hư sữa chua PETIT bị mốc ?

Sữa nước, hiểu đúng để tiêu dùng thông thái

Thị trường sữa nước: Miếng bánh siêu lợi nhuận

Khuyến khích nhập khẩu thủy sản nguyên liệu

Sữa trong hộp sao biết được chất lượng?

 Thị trường sữa nước hiện nay rất đa dạng. Các sản phẩm sữa nước được đóng hộp, túi giấy hoặc chai có thể tìm mua dễ dàng ở các siêu thị, chợ và các quầy tạp hóa. Chính sự tiện lợi ấy khiến người dùng đôi khi có khuynh hướng chủ quan khi chọn mua sản phẩm.

Và hậu quả của sự chủ quan ấy là liên tục thời gian gần đây, người tiêu dùng đã gặp nhiều "sự cố" liên quan đến sữa hộp. Từ nghi án sữa kém chất lượng, sữa đóng cặn thành cục... đến vụ sữa có mùi chua và hôi thối. Điểm chung của các vụ việc ấy là nếu người tiêu dùng không thử cắt hộp giấy hoặc đổ sữa ra cốc thì sẽ không thể phát hiện được sữa bên trong có vấn đề.

Mà không chỉ hãng sữa nhỏ mà các "ông lớn" cũng bị người tiêu dùng "kêu ca". SữaVinamilk bị có vị đắng như thuốc, sữa TH Truemilk đóng cặn mốc meo, sữa Ba Vì có sinh vật lạ... Hay như thời gian gần đây, sản phẩm sữa Cô gái Hà Lan được một nhóm sữa tiếp thị mang đến trao quà cho các học sinh trường tiểu học Mỹ Tân (Nam Định) đã khiến  12 cháu bé phải nhập viện vì nghi ngộ độc.

Sữa Cô gái Hà Lan được phát cho các học sinh trường Mỹ Tân (Nam Định)

Đại diện nhãn sữa Cô gái Hà Lan đưa ra biện hộ: đây là những trường hợp dị ứng với sữa bò nói chung, chỉ xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa dị ứng và xảy ra ngẫu nhiên với những bệnh nhân này chứ không phải do lỗi của sản phẩm. Sự việc tạm lắng xuống với lời hứa hẹn của nhãn sữa Cô gái Hà Lan là chờ kết luận chính thức từ các cơ quan kiểm định độc lập.

Nghi án sữa Nutifood đóng váng cũng được nhà sản xuất giải thích là do lỗi bảo quản của người tiêu dùng.

Trò chơi bịt mắt bắt...sữa hỏng?

Trước mỗi hộp sữa, người tiêu dùng cứ như bị bịt mắt bởi... cái hộp. Khi bị che mắt bởi cái vỏ bề ngoài, chẳng ai biết hộp sữa nào được bảo quản tốt hay không? Thôi thì cứ phải... mở và uống thử mới biết là sữa có chất lượng tốt. Và chỉ có uống mới biết... người uống có cơ địa dị ứng với sữa hay không.

Thế nên, TS. Hồ Tất Thắng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chua chát nhận định: "Từ trước tới nay, có rất nhiều vụ việc tương tự xảy ra, nhưng nếu không có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước thì nhà sản xuất sữa rất dễ đưa ra “chứng cứ ngoại phạm”.

Sữa TH Truemilk bị đóng cặn thối mốc meo

Tuy nhiên các công ty sữa có "ngoại phạm" thật hay không? Xin thưa là hiếm có hãng sữa nào có khuyến nghị về các chất có nguy cơ gây dị ứng với người dùng. Các hãng sữa cũng không hoặc sơ sài khuyến nghị về cách bảo quản cho người tiêu dùng.

Mà người tiêu dùng biết bảo quản thế nào cho đúng khi mà chính nhân viên tiếp thị, nhân viên bán hàng của doanh nghiệp cũng không biết bảo quản đúng để đến nỗi các cháu gặp... hạn vì những hộp sữa như từng xảy ra tại Nam Định, Hà Nội...?

Nhà sản xuất tạo sự tiện lợi cho người tiêu dùng bằng sữa nước đóng hộp, nhưng vì an toàn của mình người tiêu dùng có nên mạo hiểm chơi trò bịt mắt... bắt sữa hỏng nữa hay không?

Thùy Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin