Muộn phiền và những lý do bạn không thể thoát khỏi muộn phiền

Lý do nào khiến bạn không thoát khỏi muộn phiền?

Theranostic - Niềm hy vọng cho những bệnh nhân ung thư di căn

Cuối tuần, nấu bún chua thanh mát với cá thác lác

Đừng coi thường ảnh hưởng nhà ở đến sức khỏe "người nghèo"!

WHO: Châu Âu lại trở thành "tâm điểm" của làn sóng COVID-19 mới

Trong lịch sử, con người đã cho rằng sự "xoa dịu" tương đương với "thần dược vạn năng". Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy một điều đáng tiếc là liều thuốc đó không thể xoa dịu mọi loại bệnh tật. Nếu xoa dịu thực sự là thần dược vạn năng thì có lẽ không ai phải nhận thêm bất cứ nỗi đau nào, cũng không có người vì muốn được xoa dịu mà tự khiến mình bị tổn thương nhiều hơn.

Nếu xoa dịu đã không thể kéo người ta ra khỏi muộn phiền thì ta có nên thay thế việc đó?

3 lý do khiến con người không thể thoát khỏi muộn phiền

Tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện của bản thân mình.

Ngay từ nhỏ, tôi đã ý thức được những khó khăn trong cuộc sống. 

...

Từ khi tôi bắt đầu hiểu cuộc đời, tôi dần hoài nghi liệu mình có thật sự được yêu thương hay không, suy nghĩ ấy đày đọa tôi, khiến tôi tự dựng lên một bức tường ngăn cách mình với cuộc sống. Ngày đó, tôi ngại giao tiếp với mọi người, đến trường thì bị bạn học bắt nạt, về nhà lại lo lắng bất an. Đặc biệt sau khi tôi vào cấp 3, bố tôi ngày càng hay sử dụng bạo lực với cả gia đình, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của mẹ con tôi, khiến tôi chỉ muốn nhanh chóng rời khỏi ngôi nhà này. Và rồi, ngay sau khi tốt nghiệp cấp ba, tôi nhập ngũ và gia nhập Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản.

Empty

Lực lượng là một nơi đặc biệt, đòi hỏi người ta cần phải mạnh mẽ để thích ứng. Nhưng nhiều người vẫn không chống đỡ được dù có mạnh mẽ đến thế nào. Lý do khiến họ khổ tâm có thể chia làm ba nguyên nhân: Đánh mất sự cảm nhận về thành công; Đánh mất bản thân; Cuộc sống ở ký túc xá.

...

Lý do thứ nhất: Khi nhập ngũ, những người lính đã chuẩn bị sẵn tâm lý sẵn sàng cho cái chết. Đây là công việc không tạo ra thành phẩm cụ thể nên trước mắt, họ cũng không có mục tiêu rõ ràng, và có chăng kết quả đạt được cũng chỉ mang tính trừu tượng. Vì vậy, điều này khiến họ khó có cảm giác thành công sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Lý do thứ hai: Có thể nói, mỗi người lính phòng vệ là một cỗ máy. Họ phải chấp hành mọi mệnh lệnh từ cấp trên. Nếu cấp trên ra lệnh quay bên phải thì những người này phải lập tức quay bên phải mà không cần suy nghĩ. Sau khi nhận được mệnh lệnh, họ phải phát huy tối đa sức mạnh toàn đội, vì thế những thắc mắc kiểu có nên quay hay không hay sáng kiến có cách nào tốt hơn quay bên phải không sẽ bị coi là thừa thãi. Họ cũng không có cơ hội để thể hiện quan điểm hay khẳng định bản thân. Hay nói đúng hơn, họ đánh mất bản thân. Mỗi người lính sẽ là một bánh răng, mà điều quan trọng nhất là họ có thể trở thành một bánh răng hay không.

Lý do thứ ba: Cuộc sống sinh hoạt trong ký túc xá của người lính khác với cuộc sống của một người bình thường. Sau khi kết thúc một ngày làm việc, mọi người có thể rời khỏi công ty về nhà nhưng người lính thì không thể. Cuộc sống và công việc của họ gần như gắn liền thành một. Một người cấp trên khó tính chắc chắn sẽ không thể dễ dàng tách bạch hai thứ này. Thông thường, người lính sẽ phải trải qua 24 giờ cùng với những người lính khác, trong một không gian chật hẹp. Điều này dễ dẫn đến những áp lực tích tụ từ các mối quan hệ.

Có thể nói, phần lớn sự phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người. Hoàn cảnh đưa đẩy khiến nỗi buồn trong họ mãi không thể biến mất.

Thú thật, tôi đã mắc bệnh trầm cảm. Để ngăn tôi không tự tử theo người chỉ huy cấp trên, tôi đã phải nhập viện, ở trong phòng bệnh biệt lập của khoa tâm lý, nơi có những bệnh nhân giống tôi, dễ tổn thương và luôn phải nhìn sắc mặt người khác để sống. Hơn nữa, tâm hồn họ vỡ vụn. Và tôi muốn cứu những người như thế, đó là động lực thúc đẩy tôi học tâm lý.

Mac ke 3

...

Khi trở lại Lực lượng phòng vệ với vai trò một chuyên viên tư vấn tâm lý, có thời điểm tôi đã tiếp chuyện tới hơn 2.000 ca mỗi năm, có lẽ bởi tôi có kinh nghiệm của một người từng trải. Thêm vào đó, không giống như những nhà tư vấn khác, tôi thường bị nhận xét là "hay mắng bệnh nhân". Thông thường, tôi không chỉ nhìn vào tương lai của người bệnh mà còn cố gắng để tâm đến hạnh phúc của họ, vì vậy, tôi không đồng tình với họ theo cách đơn giản hay nói những điều êm tai. "Đây là việc dựa dẫm vào người khác!", "Xin hãy tự mình suy nghĩ đi!", "Nếu anh làm vậy thì xin mời anh rời khỏi đây!"... là những lời tôi hay nói với họ. Đôi khi hơi nặng lời, nhưng tôi muốn họ đối mặt với bản thân để giải quyết vấn đề. Nếu trong vai trò của một tư vấn viên mà tôi xoa dịu họ thì phiền muộn của họ không bao giờ biến mất.

Bác sỹ, tư vấn viên không thể "điều trị tận gốc"

Khi gặp các vấn đề về tinh thần và rơi vào tình thế không chống đỡ nổi tới mức cần sự tư vấn của chuyên gia, bạn sẽ chọn ai? Bác sỹ tâm lý? Nhà tâm lý trị liệu? Chuyên viên tư vấn tâm lý? Nhà tâm lý học lâm sàng? Mặc dù những vị trí trên đều giải quyết vấn đề tâm lý nhưng cách điều tri lại không hề giống nhau.

Bác sỹ tâm lý có thể can thiệp y tế để trị liệu. Ngoài ra, khi xác nhận người bệnh có những triệu chứng tâm lý, bác sỹ sẽ chẩn đoán và chỉ họ mới được phép can thiệp y tế như xét nghiệm và kê đơn thuốc. Bác sỹ chủ yếu điều trị những triệu chứng rối loạn tâm lý biểu hiện ở mức độ cao nhưng trầm cảm hoặc bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, do thời gian khám bệnh thường bị giới hạn nên nhiều lúc bác sỹ chỉ đủ thời gian để chẩn đoán mà khó có thể tâm sự với người bệnh.

Nhà tâm lý trị liệu cũng là bác sỹ và phải có giấy phép hành nghề, đồng thời cũng có thể thực hiện can thiệp y tế. Điểm khiến họ khác bác sỹ tâm lý là lĩnh vực điều trị. Khi bạn stress đến mức biểu hiện ra ngoài cơ thể, nhà tâm lý trị liệu sẽ điều trị cho bạn. Các triệu chứng đó có thể là tăng huyết áp, mạch đập nhanh, tiêu chảy, đau bụng liên tục, hen suyễn... Nếu bạn đi khám, làm nhiều xét nghiệm và không phát hiện ra điều trị bất thường và bệnh vẫn tái diễn thì hãy tìm đến nhà tâm lý trị liệu.

Mac ke 1

Chuyên viên tư vấn tâm lý hoạt động với tư cách cá nhân. Họ không thể sử dụng biện pháp can thiệp y tế, tuy nhiên lại có đủ thời gian để lắng nghe câu chuyện của bạn một cách kỹ càng. Lắng nghe có nghĩa là căng tai lên nghe một cách chăm chú câu chuyện của đối phương. Bằng cách đó họ có thể giúp người bệnh có thêm động lực tự đứng trên đôi chân mình.

Nhà tâm lý học lâm sàng cũng không thể thực hiện can thiệp y tế và đương nhiên không thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc. Điểm đặc trưng trong nhiệm vụ của nhà tâm lý học lâm sàng là những bài kiểm tra như kiểm tra trí não hay tính cách. Nhà tâm lý học lâm sàng không cần tốt nghiệp cao học, cũng không cần lấy chứng chỉ hành nghề mà họ làm việc trên tư cách cá nhân. Mặc dù được đào tạo về tâm lý học nhưng không có nhiều người học chuyên sâu về lắng nghe như chuyên viên tư vấn tâm lý.

Tuy có thể chẩn đoán bệnh nhờ những bài kiểm tra nhưng nhà tâm lý học lâm sàng vẫn sẽ khuyên bệnh nhân đến bệnh viện tìm bác sỹ tâm lý để trị liệu. Ngoài ra, các kết quả kiểm tra do nhà tâm lý học lâm sàng tiến hành thường mang tính một chiều.

Đó là những điểm khác nhau giữa bác sỹ tâm lý, nhà tâm lý trị liệu, chuyên viên tư vấn tâm lý và nhà tâm lý học lâm sàng.

Tuy nhiên, biện pháp xử lý nào cũng chỉ mang tính tạm thời. Bác sỹ tâm lý chẩn đoán và kê đơn chỉ tạm thời làm nhẹ triệu chứng. Nhà tâm lý trị liệu điều trị những bất ổn của tinh thần và cơ thể nhưng bệnh nhân thường phải ngoại trú. Chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ lắng nghe tâm sự của bạn nhưng đến cuối cùng họ chỉ cổ vũ bạn tự đứng lên. Nhà tâm lý học lâm sàng có thể sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn bởi những bài kiểm tra mang tính phiến diện. Mặc dù dùng nhiều phương thức khác nhau nhưng họ đều không thể điều trị tận gốc.

Không phải bạn cứ đến khoa tâm lý, người ta sẽ lắng nghe bạn tâm sự hay chỉ cho bạn cách giải quyết vấn đề. Chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ không đưa ra cho bạn phương pháp cụ thể nào cả. Chính các chuyên gia cũng có hạn chế nhất định, vì vậy không phải có thể giải quyết nỗi phiền muộn của bạn một cách triệt để, ngoài bạn.

Trích: Mặc kệ thiên hạ, sống như người Nhật - Mari Tamagawa

Skybooks phát hành.

 
PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa