Lợi ích sức khỏe của mật ong có thể giảm dần theo thời gian
Có nên thường xuyên sử dụng mật ong?
Thực đơn tuần: Thử làm cánh gà sốt mật ong, nem tai thính đãi cả nhà!
Đổi vị cuối tuần với món gà nướng tương hoisin và mật ong
Mật ong kết tinh còn dùng được không?
Đặc tính kháng sinh của mật ong
Mật ong là sản phẩm được loài ong tổng hợp từ mật hoa. Khoa học đã chứng minh, mật ong có khả năng ngăn ngừa hình thành màng sinh học (biofilm), từ đó hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp.
Màng sinh học là khái niệm chỉ một cộng đồng vi khuẩn có cấu trúc phức tạp phát triển trên nhiều bề mặt trong tự nhiên. Hiện tượng này xảy ra ở khoảng 80% các trường hợp nhiễm khuẩn. Màng sinh học giúp vi khuẩn chống lại hệ miễn dịch của vật chủ, cũng như thuốc kháng sinh và các điều kiện khắc nghiệt từ môi trường.
Mật ong chứa glucose oxidase – enzyme của loài ong giúp phân giải đường. Quá trình này tạo ra phụ phẩm là hydrogen peroxide (trừ mật ong manuka). Với hàm lượng từ 15-50%, hydrogen peroxide đem lại đặc tính kháng khuẩn cho mật ong.
Khi thoa mật ong lên một lớp màng sinh học, các thành phần hoạt chất sẽ phá hủy lớp màng, ngăn vi khuẩn kết dính. Các đặc tính khác như hàm lượng đường cao, cùng protein defensin-1 và các chất chống oxy hóa polyphenol góp phần tạo nên khả năng kháng khuẩn tự nhiên.
Thời gian bảo quản ảnh hưởng tới mật ong ra sao?
Theo thời gian, enzyme catalase phân hủy hydrogen peroxide thành nước và oxy, gây suy giảm đặc tính kháng khuẩn của mật ong. Vì vậy, mật ong không phải thực phẩm nên để càng lâu càng tốt. Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của các nhà khoa học Hungary, đăng tải trên tạp chí Báo cáo Khoa học (Scientific Reports).
Mẫu mật ong trong nghiên cứu gồm mật hoa dương hòe (Robinia pseudo-acacia), cúc hoàng anh (Solidago gigantea), hoa đoạn lá bạc (Tilia) và hướng dương (Helianthus annuus) mua từ cùng vườn nuôi ong từ năm 2020 và 2022. Họ bảo quản mật ong ở nhiệt độ phòng 20-21 độ C, tránh ánh sáng tới khi được sử dụng. Đến năm 2022, các nhà khoa học kiểm tra tính chất vật lý, hóa học và khả năng kháng khuẩn của mật ong.
Các mẫu mật ong có màu đa dạng, từ trắng tới vàng nhạt và đỏ. Tuy nhiên, theo thời gian, tất cả đều có màu đậm và ngả đen, đặc biệt với mật ong hoa hướng dương. Dù vậy, sau 2 năm bảo quản, mật ong không thay đổi về mùi, độ pH và kết cấu.
Về tác động của mật ong với màng sinh học của vi khuẩn, nghiên cứu phát hiện, thời gian bảo quản càng tăng, thì cần sử dụng mật độ mật ong càng cao để đạt được hiệu quả tương đương. Mẫu mật ong năm 2022 cần nồng độ 10-18%, trong khi mẫu mật ong năm 2020 cần 43-50%.
Mật ong hoa đoạn lá bạc và hướng dương có khả năng ức chế vi khuẩn cao nhất, còn mật ong hoa dương hòe thấp nhất. Tác dụng của mật ong cũng hiệu quả nhất với vi khuẩn gram âm Haemophilus (gây bệnh viêm phổi, viêm xoang, viêm màng não); Kém hiệu quả nhất trên chủng trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa).
Mẫu mật ong cúc hoàng anh năm 2022 có khả năng ức chế màng sinh học Haemophilus tới 70%. Nhưng chỉ sau 1 năm bảo quản, hoạt động này giảm xuống còn 45-53%.
Mật ong hoa đoạn lá bạc năm 2022 có thể tiêu diệt gần 45% tế bào phế cầu khuẩn. Sau 1 năm bảo quản, khả năng ức chế màng tế bào giảm 25%, nhưng vẫn có hiệu quả tới 60% trên tất cả các chủng vi khuẩn được thử nghiệm.
Lưu ý, mật ong có nguy cơ nhiễm một vài vi sinh vật nguy hiểm như nội bào tử của Clostridium botulinum hoặc C. tetani (gây uốn ván). Vì vậy, mật ong đạt chuẩn y tế cần được xử lý, tiệt trùng bằng quy trình nghiêm ngặt; Đồng thời không chứa các chất có hại (như thuốc trừ sâu, kim loại nặng).
Khi sử dụng mật ong chăm sóc sức khỏe, để có hiệu quả cao nhất, bạn nên chọn sản phẩm uy tín, dùng ngay mật ong càng sớm càng tốt.
Bình luận của bạn