Đừng để lãng phí thời gian
Podcast: Khi ăn sứa biển cần lưu gì để tránh ngộ độc?
Chế độ dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh
Công thức pha chế nước uống thể thao từ nước dừa
Tăng nguy cơ mắc ung thư vú do sinh con muộn và tăng cân
Theo các chuyên gia tâm lý học, để quản lý thời gian hiệu quả, bạn không cần thay đổi hoàn toàn lối sống. Chỉ cần vài điều chỉnh nhỏ nhưng đều đặn, bạn có thể chủ động hơn với quỹ thời gian của mình và cảm thấy sống trọn vẹn hơn mỗi ngày.
1. Làm những việc thực sự có ý nghĩa
Rất dễ để bạn “bận rộn” cả ngày mà không thực sự làm được điều gì khiến mình cảm thấy tốt hơn. Lướt điện thoại hàng giờ, xử lý việc lặt vặt, hay trả lời tin nhắn liên tục có thể khiến bạn tưởng như mình đang làm nhiều, nhưng thật ra lại không tạo ra giá trị.
Hãy dành thời gian cho những điều khiến bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu, như uống một tách trà trong yên tĩnh, đọc vài trang sách yêu thích hoặc trò chuyện sâu sắc với người thân. Những lựa chọn đơn giản nhưng có ý nghĩa này, khi được thực hiện đều đặn, sẽ dần hình thành được những thói quen tích cực, có ích cho cuộc sống của bạn.
2. Tránh xa những điều khiến bạn kiệt sức

Tập buông bỏ những thứ không thực sự phù hợp
Không phải việc gì cũng cần có mặt trong cuộc sống hàng ngày. Những thói quen cũ, những mối quan hệ khiến bạn mệt mỏi, hoặc những công việc bạn làm chỉ vì “quen tay” có thể đang âm thầm hút cạn năng lượng của bạn.
Lưu ý rằng, việc loại bỏ không đồng nghĩa với việc bạn thiếu trách nhiệm. Ngược lại, đó là cách để bạn tạo không gian cho những điều thực sự tốt cho bản thân.
Hãy quan sát xem điều gì đang khiến bạn mệt mỏi mỗi ngày. Nếu có thể thay đổi, hãy thay đổi. Nếu không, hãy giảm bớt hoặc tạm dừng. Đôi khi, chỉ cần bớt đi một điều gây căng thẳng, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm và tỉnh táo hơn rất nhiều.
3. Thay đổi cách làm thay vì cố gắng loại bỏ hết
Có những việc bạn không thể bỏ qua như dọn dẹp nhà cửa, đi lại, hay họp hành công việc. Nhưng bạn hoàn toàn có thể biến chúng thành trải nghiệm dễ chịu hơn bằng cách thay đổi cách tiếp cận.
Bạn có thể bật nhạc khi nấu ăn, nghe podcast trong lúc di chuyển, hoặc chia nhỏ công việc lớn thành nhiều phần nhỏ dễ hoàn thành.
Khi bạn thay đổi cách làm để phù hợp hơn với cảm xúc và nhịp sống của mình, những việc tưởng chừng đơn điệu sẽ trở nên nhẹ nhàng và bớt áp lực hơn.
4. "Tô điểm" cuộc sống bằng những điều bạn thấy vui

Chú ý đến những điều khiến bạn hạnh phúc
Một ngày không cần quá bận rộn để trở nên ý nghĩa. Chỉ một khoảnh khắc như vẽ vài nét, ngồi thảnh thơi bên cửa sổ, hoặc trò chuyện chân thành với người bạn tin tưởng cũng đủ để tâm trạng bạn tốt lên. Những điều nhỏ bé thường bị bỏ qua, nhưng lại chính là yếu tố quan trọng giúp nuôi dưỡng tinh thần lâu dài.
Hãy để ý xem điều gì khiến bạn cảm thấy vui vẻ, an yên, đồng thời chủ động đưa chúng vào hoạt động hàng ngày, dù chỉ là vài phút.
5. Tạo ra những khoảng dừng có chủ đích
Trong nhịp sống gấp gáp, chúng ta thường có xu hướng chuyển từ việc này sang việc khác mà không dừng lại để nghỉ ngơi. Điều này khiến cơ thể và tâm trí rơi vào trạng thái “luôn phải đuổi theo”, dễ dẫn đến mệt mỏi kéo dài.
Những khoảng nghỉ ngắn, chỉ vài phút không làm gì, không điện thoại, không nói chuyện, có tác dụng làm “làm mới” tâm trí, tăng khả năng tập trung và điều chỉnh lại cảm xúc.
Bạn có thể dừng lại 5 phút giữa giờ làm việc, hoặc dành vài phút tĩnh lặng trước khi đi ngủ. Khoảng nghỉ này giúp bạn lắng nghe chính mình và hiểu rõ mình đang cảm thấy ra sao, từ đó cân bằng lại nhịp sống tốt hơn.
Bình luận của bạn