Chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo như ChatGPT có thể tư vấn tâm lý hiệu quả
Những “chuyên gia trị liệu bốn chân” ở sân bay
Tìm ra hình thức trị liệu hiệu quả nhất cho trẻ tự kỷ
Giới trẻ và nỗi lo biến đổi khí hậu
Khi “xu hướng” lại trở thành gánh nặng!
ChatGPT là ứng dụng chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty OpenAI, được thiết kế để tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên, mô phỏng các cuộc trò chuyện giống con người. Những thế hệ chatbot gần đây đã được cải tiến vượt trội so với Eliza, một chatbot được phát minh năm 1966 để đối thoại theo liệu pháp Rogerian (đặt con người làm trọng tâm trị liệu). Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: Liệu AI có thể đóng vai một nhà trị liệu hay không.
Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, câu trả lời là có thể. Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 830 người tham gia cả nam lẫn nữ với độ tuổi trung bình là 45. Phần lớn họ đều đang “có đôi có cặp”. Tình huống giả định được giao cho họ là: Người yêu hoặc bạn đời tỏ ra thờ ơ với chứng trầm cảm của người còn lại. Những người tham gia này sau đó được chia thành nhóm ngẫu nhiên để nhận phản hồi từ chuyên gia tâm lý trị liệu hoặc ChatGPT.
Kết quả cho thấy, những người tham gia gặp khó khăn trong việc xác định phản hồi đến từ chuyên gia hay AI. Tỷ lệ đoán đúng chỉ quá bán, trong đó người tham gia đoán đúng phản hồi đến từ chuyên gia tâm lý trị liệu trong 56,1% trường hợp và 51,2% trường hợp từ ChatGPT.
![Trí tuệ nhân tạo là công cụ hỗ trợ đắc lực trong chăm sóc tư vấn sức khỏe tâm thần](https://media.suckhoecong.vn/Images/2025/02/14/therapist-11231885-250214112318.png)
Trí tuệ nhân tạo là công cụ hỗ trợ đắc lực trong chăm sóc tư vấn sức khỏe tâm thần
Hơn nữa, đa phần người tham gia hài lòng với cách xử lý tình huống và tư vấn của ChatGPT hơn. Đánh giá này dựa trên 5 yếu tố: Sự thấu hiểu với người nói; Tính thấu cảm; Phù hợp với bối cảnh trị liệu; Phù hợp với nhiều nền tảng văn hóa khác nhau; Có giống với những gì một chuyên gia trị liệu giỏi sẽ nói hay không. Ngạc nhiên thay, ChatGPT vượt trội hơn so với con người, đặc biệt là về khả năng thấu hiểu người nói, thể hiện sự thấu cảm và nhạy cảm với các yếu tố văn hóa.
Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí khoa học về sức khỏe tâm thần PLOS Mental Health. Đây có thể là một dấu hiệu ban đầu cho thấy ChatGPT có khả năng cải thiện các quá trình trị liệu tâm lý. Đặc biệt, có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển cách kiểm tra và tích hợp các biện pháp can thiệp trị liệu tâm lý.
Nhiều năm qua, các chuyên gia đã quan tâm đến việc kết hợp thực hành tâm lý học và trí tuệ nhân tạo, bao gồm các chatbot trị liệu, các công cụ tự động hóa việc ghi chú. Sự hỗ trợ của AI có thể phần nào giảm bớt gánh nặng từ thiếu hụt nhân lực chuyên môn về sức khỏe tâm thần. Đây cũng là công cụ dễ tiếp cận với chi phí rẻ, phù hợp cho người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, e ngại giao tiếp với người thật.
Bình luận của bạn