Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sợi dây liên kết thú vị giữa những câu chuyện cổ tích và chứng rối loạn giấc ngủ
Triệu chứng bất thường cảnh báo chứng ngưng thở khi ngủ
Podcast: Dấu hiệu cảnh báo hội chứng nguy hiểm ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ gây áp lực lên tim thế nào?
Các động tác thủ ấn giúp bạn ngủ ngon
Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí y khoa Bristish Medical Journal (BMJ) đã chỉ ra mối liên quan bất ngờ của truyện cổ tích và tiểu thuyết thiếu nhi với giấc ngủ. Dưới lớp vỏ bọc kỳ ảo của những câu chuyện này, Tiến sĩ Megan Thomas từ Đại học Dalhousie và các cộng sự đã phát hiện ra những thông điệp ẩn chứa về lợi ích của giấc ngủ cũng như các vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những câu chuyện tưởng chừng chỉ mang tính giải trí lại đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho trẻ em những kiến thức cơ bản về giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Theo nghiên cứu, các nhân vật chú lùn trong truyện cổ tích "Nàng Bạch Tuyết" là những minh họa sinh động cho những tác động tiêu cực của chứng ngưng thở khi ngủ đối với đời sống hàng ngày. Tính tình cáu kỉnh của Grumpy, sự mệt mỏi thường trực của Sleepy và khả năng giao tiếp hạn chế của Bashful đều có thể là hậu quả của việc thiếu ngủ do rối loạn hô hấp khi ngủ. Các tác giả đã tinh tế gợi ý rằng, việc những người có vóc dáng nhỏ bé thường dễ mắc phải chứng bệnh này có lẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Một ví dụ khác đến từ câu chuyện cổ tích "Nàng Công chúa và hạt đậu" càng làm rõ mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe tâm thần. Nàng công chúa trong truyện với giác quan nhạy bén đến mức có thể cảm nhận được một hạt đậu qua nhiều lớp nệm và giường lông vũ, đã trải qua một đêm mất ngủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tình trạng mất ngủ của nàng công chúa có thể là dấu hiệu của một rối loạn phổ tự kỷ, khi mà các giác quan quá nhạy cảm khiến cô không thể tìm được giấc ngủ bình yên. Khó ngủ và mất ngủ là những triệu chứng thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn này.
Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra rằng câu chuyện cổ tích “Goldilocks và ba chú gấu” đã ngầm ẩn chứa một thông điệp sâu sắc về tầm quan trọng của việc duy trì vệ sinh giấc ngủ tốt. Việc tìm kiếm một chiếc giường “vừa vặn” chính là việc mỗi người cần làm để có được giấc ngủ ngon và sâu.
Trong khi đó, hình tượng Peter Pan và những cuộc phiêu lưu kỳ thú của cậu lại gợi nhắc chúng ta về những hiện tượng thường gặp trong giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những hành động như mộng du, nói mớ, thức giấc đột ngột và những cơn ác mộng kinh hoàng mà Peter Pan và các bạn đồng hành trải qua đều là những minh chứng sinh động cho thấy sự đa dạng và phức tạp của giấc ngủ.
Đặc biệt, họ cũng đã phân tích một chi tiết thú vị trong câu chuyện: “Trong suốt hành trình từ phòng ngủ đến Neverland, ba đứa trẻ nhà Darling vẫn tỉnh táo mặc dù chuyển động của chúng bị ức chế, giống như bị tê liệt khi ngủ”. Họ cho rằng hiện tượng này có thể liên quan đến các rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, lo âu và thiếu ngủ, hoàn toàn tương đồng với những gì mà Peter Pan và nhóm Lost Boys phải đối mặt khi bị gia đình bỏ rơi và luôn sống trong nỗi sợ hãi trước sự truy đuổi của thuyền trưởng Hook và thủy thủ đoàn.
Song song đó, câu chuyện còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với việc củng cố trí nhớ và duy trì tâm trạng tích cực. Hình ảnh bà Darling mỗi đêm nhẹ nhàng sắp xếp lại những ký ức của các con như một minh chứng rõ ràng cho việc giấc ngủ đóng vai trò như một quá trình “sắp xếp lại” thông tin và cảm xúc trong não bộ.
Bình luận của bạn