Một số biện pháp tự nhiên có thể giúp khắc phục các vết bỏng nhẹ
Video: Bong tróc da vì cháy nắng có nguy hiểm không?
Một vài biện pháp trị bỏng nhẹ có thể áp dụng tại nhà
Có nên chườm đá lạnh, bôi kem đánh răng khi bị bỏng?
Cô gái Huế với sáng chế gel trị bỏng đặc biệt
Giấm
Hòa giấm và nước với lượng bằng nhau rồi rửa sạch vết bỏng, sau đó bạn dùng băng gạc thấm dung dịch này rồi băng lại, cứ 2 – 3 giờ thay băng gạc mới một lần. Giấm có tác dụng khử trùng nên sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Khoai tây
Khoai tây làm dịu vết thương rất hiệu quả
Khoai tây có tác dụng giảm đau, rát và làm dịu vết thương rất hiệu quả. Bạn hãy cắt một lát khoai tây và đắp lên vùng da bị bỏng, có thể chà nhẹ để nước trong khoai tây ngấm vào vết thương. Một điều bạn cần lưu ý là phải đắp khoai tây lên vết bỏng càng sớm càng tốt để da không bị phồng rộp lên nhé!
Nước lạnh
Khi bị bỏng, bạn hãy dùng nước rửa qua vết bỏng rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút. Nếu vết bỏng ở vùng khó ngâm, bạn có thể dùng miếng băng gạc thấm nước rồi đắp lên vết bỏng và lặp lại sau vài giờ để giảm cảm giác đau rát. Tuyệt đối không bao giờ dùng nước đá để ngâm vết bỏng vì đá sẽ làm máu lưu thông khó hơn, vô tình gây ra những tổn thương không đáng có cho vùng da bị bỏng. Bạn có thể thay thế nước lạnh bằng sữa tươi để trị bỏng, cũng hiệu quả.
Mật ong
Mật ong khử trùng vết thương và chữa bỏng hiệu quả
Bôi mật ong lên vùng da bị bỏng và để khô trong 15 phút sau đó rửa sạch với nước mát có thể giúp vùng da bỏng mau hồi phục. Mật ong có tính chất sát trùng, do đó có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vết bỏng tại nhà.
Tinh dầu oải hương
Khi bị bỏng nên ngâm hoặc chườm vết thương với nước lạnh trong 5 phút, rồi thoa tinh dầu oải hương trực tiếp vào vết thương (thoa thật nhẹ nhàng). Tinh dầu sẽ làm dịu vết thương ngay lập tức, vết thương sẽ không bị phồng rộp và sẽ nhanh lành và không để lại sẹo.
Nha đam
Dịch nhờn trong nha đam sẽ làm giảm cơn đau rát do vết bỏng gây nên
Nha đam có công dụng giúp làm giảm đau, loại bỏ các vi khuẩn ở vùng da bị bỏng. Nha đam tươi thường được yêu thích hơn gel nha đam do hoạt chất acemannan trong nha đam có thể có tác dụng nhanh chóng, làm dịu vết bỏng, làm giảm đau và giúp vết thương mau lành. Áp dụng nha đam vài lần/ngày lên vết bỏng cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ để lại sẹo.
Bình luận của bạn