- Chuyên đề:
- Sốt xuất huyết
Muỗi vằn là vật chủ trung gian truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết
5 điều cha mẹ thường lầm tưởng khi con bị sốt
Phòng bệnh sốt xuất huyết trong chuỗi ngày mưa nhiều
Một vài lưu ý khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà
Cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết và hướng điều trị đúng đắn
Đề phòng bệnh sốt xuất huyết, tránh nhầm với COVID-19
COVID-19 và sốt xuất huyết (SXH) đều là các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan do virus. Tuy yếu tố dịch tễ, đường lây truyền và cách thức điều trị hoàn toàn khác nhau nhưng một số biểu hiện ban đầu của hai bệnh gần giống nhau, dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh. Để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm.
Theo TTXVN, chỉ trong hai tuần trở lại đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 22 trường hợp trẻ sốt xuất huyết. Đáng chú ý là một bệnh nhi hiện đang trong tình trạng nguy kịch do nhập viện muộn, gây chậm trễ trong điều trị.
SXH là bệnh do virus Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian là muỗi. COVID-19 lây truyền từ người sang người qua giọt tiết đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc giao tiếp gần. Thời gian ủ bệnh SXH thường kéo dài khoảng 5-7 ngày, trong khi COVID-19 có thể lên tới 14 ngày.
Đến khi khởi phát, cả 2 bệnh đều có thể gây các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, đau cơ, đau bụng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu đặc thù hơn có thể giúp người bệnh phân biệt SXH và COVID-19:
Cách xử trí khi mắc sốt xuất huyết
SXH hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Phần lớn các trường hợp SXH có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
Nếu sốt cao ≥ 38,5°C, gia đình hoặc người chăm sóc cần cho người bệnh uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ (paracetamol đơn chất, mỗi lần uống cách nhau mỗi 4-6 giờ), nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.
Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước trái cây (nước dừa, cam, chanh...) hoặc nước cháo loãng để bù dịch sớm cho cơ thể. Không ăn, uống những thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ như xá xị, chocolate...
Triệu chứng phổ biến ở người bệnh sốt xuất huyết là các vết xuất huyết dưới dạng đốm đỏ dưới da
Đưa người bệnh tới bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo như: Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt; Không ăn, uống được; Nôn ói nhiều; Đau bụng nhiều; Tay chân lạnh, ẩm; Mệt lả, bứt rứt; Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo; Không tiểu trên 6 giờ; Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì.
Những đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai phải được thăm khám và điều trị tại các sơ sở y tế, tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà hoặc các cơ sở y tế không đủ điều kiện.
Ngoài ra, để chủ động phòng dịch SXH vào mùa, các gia đình nên chủ động vệ sinh, phát quang khu vực quanh nhà; Loạt bỏ các dụng cụ chứa nước đọng; Phun thuốc diệt muỗi theo khuyến cáo của cơ sở y tế; Ngủ màn kể cả ban ngày.
Bình luận của bạn