TP.HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết

1,3 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 21/4/2022

Cả nước còn hơn 800 F0 nặng, tiêm vaccine mũi 4 cho nhóm nguy cơ cao

Đề xuất COVID-19 là bệnh nghề nghiệp

Đến sáng nay có 31 tỉnh, thành phố triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đạt được hơn 232.000 liều. Các địa phương không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine COVID-19 ở độ tuổi này. Sơ bộ ban đầu tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm thấp hơn thông báo của nhà sản xuất.

Đến hết ngày 21/4, có 51.015 trẻ ở Hà Nội đã được tiêm vaccine Moderna phòng COVID-19. Một số quận, huyện đã hạ dần độ tuổi, thực hiện tiêm cho các học sinh 6 tuổi.

Ngành y tế TP.HCM dự đoán tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay sẽ có diễn biến phức tạp. Tính đến giữa tháng 4, thành phố ghi nhận gần 4.500 ca mắc sốt xuất huyết Dengue trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện. Đây là số liệu báo động vì so sánh với năm 2019, năm sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với hơn 20.000 ca mắc thì số ca bệnh nặng cũng chỉ là 38 ca. Đã có đã 2 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết, nguyên nhân tử vong là do phát hiện bệnh muộn và nhập viện trễ.

Theo báo Pháp Luật Online, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 mới, thay thế tất cả các quyết định trước đó.

Bộ tiêu chí đánh giá có 6 tiêu chí an toàn chung gồm đeo khẩu trang, đảm bảo không khí, tiêm vaccine phòng COVID-19, vệ sinh khử khuẩn, kiểm soát người đến các địa điểm, phương án phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, tất cả người dân, người lao động, người lao động, người tham gia các hoạt động phải đeo khẩu trang theo quy định. Việc này không áp dụng với nhóm trẻ mầm non; Người đang biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao nhưng không phải là người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19; Người đang ăn uống.

Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM vừa gắp thành công dị vật là một chiếc lò xo cho một bé trai 9 tuổi (ngụ Quận 3), mắc bệnh tự kỷ nuốt phải, trước nguy cơ bị viêm nhiễm, áp xe phổi hoặc thực quản dễ dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Ths.BSCK II Trương Mỹ Thục Uyên - Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho hay, so với trẻ bình thường, trẻ tự kỷ có nhiều nguy cơ hóc phải dị vật hơn. Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết hóc dị vật đó là trẻ có cảm giác nuốt khó và đau; Không nuốt được nước bọt và nhổ nước bọt liên tục. Thường các bé tự kỷ không tương tác được bình thường nên người lớn phải theo dõi các cháu. Khi phụ huynh phát hiện con mình nuốt phải dị vật hoặc nghi ngờ con hóc dị vật cần đưa con đến Bệnh viện Tai Mũi Họng khám kịp thời bởi khi để muộn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn